Trong thực tế, khi cần xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một thì các cá nhân cần làm giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một là gì?
Trên thực tế, chứng minh nhân dân và căn cước công dân đều là các loại giấy tờ tùy thân của công dân và có giá trị pháp lý như nhau. Khi các cá nhân có cả hai loại giấy tờ này, trong trường hợp cần thiết thì cá nhân đó phải làm giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một nộp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một được sử dụng phổ biến trong thực tế và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.
Giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một được lập ra để yêu cầu cơ quan Nhà nước xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước công dân của cá nhân là một. Mẫu nêu rõ thông tin trên căn cước công dân, chứng minh nhân dân, thông tin của cơ quan có thẩm quyền,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người có thẩm quyền cấp giấy xác nhận cần ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một để mẫu biên bản có giá trị.
2. Mẫu giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một:
…………(1)
———-
Số:……../GXN-CCCD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY XÁC NHẬN
SỐ CHỨNG MINH NHÂN DÂN
…….. (1), xác nhận:
Họ và tên:……….. ; Giới tính:………………..(Nam/nữ).
Ngày, tháng, năm sinh:…………./…………../…………..
Nơi thường trú:………..
Số CMND đã được cấp:
Do Công an……………….. cấp ngày………tháng………năm……………
Nay được cấp thẻ CCCD số:
Do Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư cấp ngày………..tháng…………năm………..
….., ngày………tháng……..năm………
…………………(2)
(Ký tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo giấy xác nhận chứng minh nhân dân và thẻ căn cước là một:
(1): Ghi tên đơn vị cấp giấy xác nhận.
(2): Ghi chức danh của người có thẩm quyền cấp giấy xác nhận.
3. Một số quy định về thẻ căn cước công dân:
Ngày 01/07/2024, Luật Căn cước công dân năm 2023 chính thức có hiệu lực quy định về Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Còn Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước quy định tại Luật này cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Thẻ căn cước công dân được quy định cụ thể tại
Đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân:
Theo quy định tại Điều 21 của
Ngoài ra, đối với những cá nhân đã có Chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ đã hết hạn.
Số căn cước công dân chính là mã định danh cá nhân:
Số thẻ căn cước công dân của các cá nhân bao gồm có 12 số. Mã số này chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này được sử dụng và gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.
Mã định danh trong căn cước công dân của các cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.
Căn cước công dân có thể sử dụng thay thế hộ chiếu:
Theo Điều 20
“Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.”
Như vậy, trong một số trường hợp, theo quy định của pháp luật, thẻ Căn cước công dân hoàn toàn thay thế được hộ chiếu.
Các trường hợp được miễn phí khi cấp thẻ căn cước công dân:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp sau đây được miễn phí khi cấp thẻ căn cước công dân:
– Trường hợp thứ nhất: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu không phải nộp lệ phí.
– Trường hợp thứ hai: Quy định này cũng áp dụng với công dân đổi thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp sau đây, cụ thể là:
+ Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong thời hạn hai năm trước tuổi quy định nêu trên (từ đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi).
– Ngoài ra, có một số đối tượng khác được miễn phí khi làm căn cước công dân.
Để được làm Căn cước công dân tại nơi tạm trú, người dân có thể đến trực tiếp các điểm tiếp nhận hồ sơ tại Công an các cấp quận, huyện hoặc các điểm cấp căn cước công dân lưu động tại nơi tạm trú để được làm thủ tục cấp thẻ.
Các giấy tờ cần mang theo giấy tờ khi làm căn cước công dân:
Theo Điều 12 Thông tư 07/2016/BCA của Bộ công an quy định khi đi làm căn cước công dân tại nơi tạm trú, người dân cần phải mang theo những giấy tờ sau đây, cụ thể là:
+ Thứ nhất: Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân cũ (nếu có).
+ Thứ hai: Sổ hộ khẩu (bản chính).
+ Thứ ba: Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên Tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân có thay đổi so với thông tin trong Sổ hộ khẩu hoặc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Thứ tư: Sổ tạm trú (theo quy định của pháp luật, người tạm trú không bắt buộc mang theo giấy tờ chứng minh về nơi tạm trú của mình. Tuy nhiên, để thuận tiện và tránh những phát sinh khi dữ liệu thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu, các điểm tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu người tạm trú phải mang theo Sổ tạm trú bản chính và còn thời hạn sử dụng khi đi làm căn cước công dân.).
Cần lưu ý rằng: Đối với các đối tượng là người tạm trú được tiếp nhận hồ sơ làm căn cước công dân phải là người có nơi thường trú tại các tỉnh, thành khác, nghĩa là dù được cấp theo diện tạm trú nhưng bắt buộc phải có hộ khẩu mới được tiếp nhận làm căn cước công dân.
4. Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip tại nơi tạm trú:
Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Các cá nhân làm căn cước công dân gắn chip điền tờ khai:
Công dân tiến hành điền vào Tờ khai căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2: Các cá nhân đối chiếu thông tin:
Công dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc đối chiếu với Sổ hộ khẩu để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.
Đối với tường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Bước 3: Chụp ảnh, lấy vân tay:
Cán bộ làm nhiệm vụ chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên
Ảnh chân dung của công dân phải là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;
Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì các cán bộ phải ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.
Bước 4: Công dân đóng lệ phí cấp căn cước công dân theo quy định của pháp luật:
Bước 5: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu (nếu có) cho người đến làm thủ tục:
– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc trả lại Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân cũ (chưa cắt góc) cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân nếu thẻ còn rõ nét (ảnh, số và chữ) (trường hợp nhận thẻ qua bưu điện thì cắt góc thẻ Chứng minh nhân dân và thu hồi Căn cước công dân ngay tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ).
– Cơ quan có thẩm quyền thu, hủy Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân cũ, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy
– Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện việc trả thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.
– Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ, đối với trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân phải ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân.