Thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của các cá nhân khi thực hiện chuyển nhượng, mua bán nhà ở. Việc chuyển nhượng nhà ở duy nhất thuộc trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân. Vậy, Quy định về mẫu giấy xác nhận, bản cam kết xác nhận tài sản duy nhất như thế nào? Thủ tục kê khai miễn thuế thực hiện ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy xác nhận chỉ có một bất động sản duy nhất:
- 2 2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xác nhận chỉ có một căn nhà duy nhất:
- 3 3. Người dân có nhà ở nước ngoài thì khi bán căn nhà duy nhất tại Việt Nam có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- 4 4. Kê khai miễn thuế đối với căn nhà duy nhất diễn ra như thế nào?
- 5 5. Mức xử phạt khi không khai thuế, trốn tránh nghĩa vụ thuế:
1. Mẫu giấy xác nhận chỉ có một bất động sản duy nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày …tháng … năm ….
GIẤY XÁC NHẬN CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT BẤT ĐỘNG SẢN
Kính gửi: UBND xã, phường, thị trấn …..
Tôi/Chúng tôi là:
Ông :…… Sinh năm: ……
CMND số: … do Công an …. cấp ngày …
Vợ là bà …… Sinh năm: ……
CMND số: ….. do Công an … cấp ngày … Chúng tôi cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số …
Bằng văn bản này tôi xin cam kết, trình bày và đề nghị Quý cơ quan xác nhận cho tôi/chúng tôi là chỉ có duy nhất một bất động sản đến thời điểm hiện nay, cụ thể như sau:
Ngày …/…./…. tôi/chúng tôi đã được UBND …… cấp cho Giấy chứng nhận ……. đối với nhà/nhà đất tại …… theo Quyết định …. Đây là căn nhà duy nhất của tôi/chúng tôi, ngoài ra tôi/chúng tôi không còn bất động sản chung/riêng nào hết.
Tôi/chúng tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm trước Quý cơ quan, trước pháp luật về toàn bộ nội dung trình bày tại văn bản này, nếu có bất kỳ sự lừa dối, che dấu nào tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Nếu tôi/chúng tôi vi phạm cam kết này tôi xin chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi của mình và tự bỏ tiền đi nộp thuế, tiền phạt thuế và các quy định của pháp luật có liên quan khác.
Tôi/Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Quý cơ quan!
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ ho tên)
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xác nhận chỉ có một căn nhà duy nhất:
Đơn xác nhận chỉ có một bất động sản duy nhất là một trong những giấy tờ quan trọng để thực hiện việc chuyển nhượng mà không phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân. Về các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân thì người dân có thể tham khảo tại điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung Khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2014 hoặc tham khảo Nội dung này tại bài viết khác của Luật Dương Gia với chủ đề Quy định về chuyển nhượng bất động sản là nhà ở duy nhất.
Mẫu đơn này xét về mặt hình thức cần đảm bảo thông tin cơ bản thể hiện rõ 3 nội dung như sau:
– Phần mở đầu:
+ Các cá nhân ghi đầy đủ thông tin về Quốc hiệu và tiêu ngữ;
+ Trong giấy xác nhận này cũng cần thể hiện thời gian và địa điểm lập nên biên bản;
+ Trước khi viết nội dung chính thì phải nêu được tên biên bản cụ thể là giấy xác nhận chỉ có duy nhất một nhà ở;
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Đầu tiên, văn bản được ghi để thể hiện thông tin cơ quan tiếp nhận giấy xác nhận. Thông thường, văn bản này sẽ được đem đến Uỷ ban nhân dân xã để xác nhận;
+ Tiếp theo thì cá nhân ghi thông tin người làm đơn như họ tên, nơi cư trú,..
+ Trình bày lý do cần xác nhận, và nội dung xác nhận chỉ có duy nhất một nhà ở;
+ Cuối phần này thì cần có thêm lời cam đoan của chủ thể xin xác nhận, lời tự khai này được viết ra thì người dân phải chịu trách nhiệm với thông tin mình viết vào.
– Phần cuối biên bản:
+ Cuối giấy xin thì các cá nhân viết lời cảm ơn;
+ Ký, ghi rõ họ tên của người đề nghị.
+ Dấu xác nhận của UBND xã, phường.
3. Người dân có nhà ở nước ngoài thì khi bán căn nhà duy nhất tại Việt Nam có được miễn thuế thu nhập cá nhân?
Tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013 TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 12 Thông tư
– Chủ sở hữu với mục đích là tìm kiếm khoản thu nhập lớn khi thực hiện việc chuyển nhượng này (trong đó kể đến cả những nhà ở dự tính sẽ xây dựng, công trình đầu tư xây dựng khác có khả năng hình thành trong tương lai ) mà diễn ra giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân;
– Đối với các cá nhân cần chứng minh được rằng bản thân chỉ có duy nhất một tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì nguồn thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp này không bị tính thuế thu nhập cá nhân;
– Các chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở sử dụng nhà ở , quyền sử dụng đất ở này tối thiểu là 183 ngày tính từ thời điểm chuyển nhượng.
Như vậy, khi cá nhân có sở sở chứng minh bản thân chỉ có một căn nhà duy nhất tại Việt Nam thì thực hiện chuyển nhượng nhà ở sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Cùng với đó, cũng không có quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được miễn thuế thu nhập cá nhân khi bán bất động sản duy nhất.
4. Kê khai miễn thuế đối với căn nhà duy nhất diễn ra như thế nào?
Thực hiện hồ sơ khai thuế và miễn thuế theo quy định gồm các giấy tờ nộp tại cơ quan thuế có thẩm quyền như sau:
– Người dân thực hiện khai thuế tại Chi cục thuế nội dung được thể hiện trong tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
– Những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình, bao gồm: Bản chụp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất. Những giấy tờ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền phải trung thực, chính xác nên cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
Đối với công trình, bất động sản là nhà ở được hình thành trong tương lai thì cần chuẩn bị nộp bản sao hợp đồng mua bán nhà, hoặc hợp đồng được ký với chủ dự án cấp I, cấp II hoặc sàn giao dịch của chủ dự án; Nếu không có những hợp đồng nêu trên thì bản sao hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà cũng là một căn cứ để thực hiện việc chứng minh quyền sở hữu của mình.
– Văn bản thể hiện ý chí thống nhất của bên mua và bên bán thường phải ghi nhận bằng văn bản và đảm bảo về mặt hình thức. Sự ký kết này được thể hiện qua hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. Đối với hợp đồng mua bán được lập nên cho nhà ở, công trình xây dựng trong tương lai thì cũng cần có hợp đồng mua bán nhà, công tình xây dựng hình thành trong tương lai và đem đi công chứng.
Với quá trình mua bán nhà ở, công trình hình thành trong tương lai mà diễn ra lần thứ hai trở lên thì các bên nộp thêm hợp đồng chuyển nhượng lần trước liền kề để xem xét. Qúa trình này có thể được thực hiện thông qua ủy quyền.
5. Mức xử phạt khi không khai thuế, trốn tránh nghĩa vụ thuế:
Nhà nước luôn có sự ưu tiên với một số trường hợp đủ điều kiện để miễn thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, khi thực hiện việc khai nhận hoặc chứng minh điều kiện này cần đảm bảo sự chính xác, hợp lệ. Nếu có hành vi gian dối trong khai báo hoặc trốn tránh nghĩa vụ thì các cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể:
– Trách nhiệm hành chính:
Với mức độ vi phạm chưa đến mức nghiêm trọng thì các cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Mức phạt đã được ghi nhận tại Điều 7 Nghị định 125/2020/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì các hình thức xử phạt bao gồm:
+ Phạt cảnh cáo là hình thức xử phạt đầu tiên với những hành vi vi phạm không quá nghiêm trọng có tình tiết giảm nhẹ và thuộc những trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này;
+ Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế thông quá 100 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện về hóa đơn. Đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mức phạt tiền không quá 200 triệu đồng.
Khi thông báo số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì các cá nhân tổ chức sẽ bị phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuê đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn đó.
+ Hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt với mức cao gấp 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn tránh.
– Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính các cá nhân khi vi phạm cần thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
+ các cá nhân buộc phải nộp đủ số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào nguồn ngân sách của nhà nước;
+ Sau khi phát hiện hành vi vi phạm thì các cá nhân buộc phải nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế để thực hiện nghĩa vụ của mình; việc khai thuế cần nộp hồ sơ khai thuế cùng phụ lục kèm theo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2014;
– Nghị định 125/2020/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
– Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và