Theo quy định của pháp luật: Giấy vận tải là giấy tờ do đơn vị vận tải đóng dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa trên đường. Trên giấy vận tải phải chứa đựng các thông tin như: Tên đơn vị vận tải, tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển, hành trình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa là gì?
- 2 2. Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa:
- 4 4. Chế tài xử phạt khi không có hoặc không mang theo giấy vận tải:
- 5 5. Quy định về thứ tự ưu tiên vận chuyển hàng hóa:
- 6 6. Quy định về những hàng hóa không nhận chở:
- 7 7. Quy định về việc vận chuyển hàng hóa quá khổ và quá nặng:
- 8 8. Trường hợp vận chuyển đột xuất:
1. Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa là gì?
Ngày nay, vận chuyển hàng hóa là một trong những hoạt động kinh doanh vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp giúp cho hàng hóa lưu thông và gián tiếp thúc đẩy các nguồn thu cho doanh nghiệp. Đây chính là mắc xích không thể thiếu trong việc sản xuất phân phối sản phẩm đến các vùng miền trên đất nước cũng như việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại. Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa là một mẫu giấy được sử dụng phổ biến trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
2. Giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY VẬN TẢI
Số: …. Có giá trị đến…..
Biển kiểm soát xe:……
1. Thông tin về đơn vị kinh doanh | 2. Thông tin về người lái xe |
Đơn vị vận tải: | Họ tên lái xe: |
Địa chỉ: | Giấy phép lái xe số: |
Số điện thoại liên hệ: | Số điện thoại liên hệ: |
3. Thông tin về người thuê vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa kê khai) | 4. Thông tin về hợp đồng vận tải (Dành cho đơn vị kinh doanh vận tải) |
Tên người thuê vận chuyển: | Số hợp đồng: |
Địa chỉ: | Ngày… tháng… năm…… |
5. Thông tin về chuyến đi | 6. Thông tin về hàng hóa |
Tuyến vận chuyển: | Tên hàng hóa: |
Điểm xếp hàng: | Khối lượng hàng hóa: |
Điểm giao hàng: | Thông tin khác: |
Thời gian vận chuyểnl dự kiến:………. | |
Bắt đầu từ:………(giờ) đến………..(giờ) | |
Tổng số km dự kiến: | |
7. Thông tin về rơ moóc, sơ mi rơ moóc | |
Biển số rơ moóc, sơ mi rơ moóc | |
8. Phần dành cho người xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống xe ghi | |
Thông tin về xếp hàng lên xe – Xếp lần 1: Địa điểm:… Khối lượng hàng:….. thời gian:… Xác nhận của người xếp hàng: …… – Xếp lần 2: Địa điểm:……… Khối lượng hàng:….. thời gian:…… Xác nhận của người xếp hàng: …… | Thông tin về dỡ hàng xuống xe – Dỡ lần 1: Địa điểm:…… Khối lượng hàng:… thời gian:… Xác nhận của người dỡ hàng: …… – Dỡ lần 2: Địa điểm:…… Khối lượng hàng:… thời gian:… Xác nhận của người dỡ hàng: … |
…., ngày… tháng… năm……
Đơn vị vận tải
(ký tên, đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy vận tải khi vận chuyển hàng hóa:
+ Thông tin về người lái xe.
+ Thông tin về hợp đồng vận tải.
+ Thông tin về hàng hóa.
4. Chế tài xử phạt khi không có hoặc không mang theo giấy vận tải:
Theo khoản 2 Điều 24
“2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định hoặc không có thiết bị để truy cập vào được phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) theo quy định hoặc có thiết bị để truy cập nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu;
đ) Điều khiển xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc mà khối lượng toàn bộ (bao gồm khối lượng bản thân rơ moóc, sơ mi rơ moóc và khối lượng hàng chuyên chở) của rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt khối lượng cho phép kéo theo được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30%.”
Như vậy, giấy vận tải luôn mang theo trong quá trình vận tải, bởi đây là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có ngoài bằng lái xe, giấy phép vận tải, hóa đơn chứng từ vận tải, đăng kiểm, phù hiệu,… Nếu người điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
5. Quy định về thứ tự ưu tiên vận chuyển hàng hóa:
+ Những hàng hóa lưu thông không trái với luật lệ hiện hành của Nhà nước đều được nhận chở và quyền ưu tiên vận chuyển sẽ dành cho hàng đã có kế hoạch vận chuyển dự trù trước và đã ký hợp đồng vận tải.
+ Hàng gửi trước hoặc xin xe trước thì được chở trước.
+ Hàng gửi sau hoặc xin xe sau thì được chở sau.
+ Nếu nhiều chủ hàng gửi hàng hoặc xin xe cùng một lúc để vận chuyển cùng một thời gian, mà khả năng phương tiện của bên vận tải không đủ, thì ưu tiên vận chuyển phải được thi hành theo thứ tự quy định như sau:
Thứ nhất là hàng tươi, hàng dễ biến chất.
Thứ hai là hàng nguy hiểm.
Thứ ba là hàng thường
6. Quy định về những hàng hóa không nhận chở:
Bên vận tải có quyền không nhận chở những loại hàng hóa sau đây:
1. Hàng cấm lưu thông, hàng hóa phải có giấy phép lưu thông mà bên chủ hàng không có hoặc giấy tờ không hợp lệ;
2. Hàng hóa đã có lệnh của Nhà nước cấm chuyên chở ngược chiều;
3. Hàng hóa cần có thiết bị đặc biệt để bảo đảm an toàn và bảo đảm phẩm chất mà bên vận tải không có loại thiết bị ấy, trừ trường hợp bên chủ hàng có khả năng cung cấp thiết bị;
7. Quy định về việc vận chuyển hàng hóa quá khổ và quá nặng:
+ Đối với những hàng hóa quá khổ hoặc quá nặng vượt kích thước hoặc quá mức trọng tải của các loại xe mà bên vận tải hiện có, hoặc vượt quá mức chịu đựng của đường, cầu, phà trong vùng cần vận chuyển, bên chủ hàng cần bàn bạc trước từ 10 ngày đến một tháng với cơ quan giao thông vận tải hoặc bên vận tải nơi hàng đi.
8. Trường hợp vận chuyển đột xuất:
+ Bên vận tải chỉ nhận vận chuyển những trường hợp đột xuất có tính chất khẩn cấp khi có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hay của các Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như cứu đói, cứu mùa màng, chống bão lụt, chống dịch, chống hạn hoặc phục vụ an ninh và quốc phòng.