Hiện nay, vì những lý do bất khả kháng mà cá nhân có thể không tự trực tiếp đi thực hiện thanh toán trả nợ với ngân hàng được. Do đó có thể đặt ra vấn đề ủy quyền. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới và chuẩn nhất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng mới và chuẩn nhất:
Mẫu số 01:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-***————
GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v thu hồi nợ……..theo hợp đồng số…../20…..)
Hôm nay, ngày …. tháng…. năm 20…, tại địa chỉ: Số nhà……, ngõ………, đường…….., phường…….., quận………, thành phố Hà Nội.
Bên ủy quyền (Sau đây gọi là Bên A): Bà …
Chứng minh nhân dân số: … do Công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số nhà …, phường … quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Bên nhận ủy quyền (Sau đây gọi là Bên B): Ông …
Hộ chiếu số: ……………. Ngày cấp: ……./……../….
Nơi cấp: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh
Địa chỉ: Thôn …………., xã ………, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Theo biên bản xác nhận nợ lập ngày … tháng … năm 20… tại … thuộc Công ty Cổ Phần …, Ông … (Giám đốc Công ty Cổ Phần …) có vay của bà … tiền mặt và … để đầu tư khai thác … theo hợp đồng mà công ty Cổ phần … đã ký với công ty Cổ Phần …
– Tiền mặt: ………….. đồng (……… đồng);
– …. quy đổi thành tiền mặt là ………. đồng (…….. đồng);
Tổng số tiền còn nợ đến thời điểm hiện tại là: ……….. đồng (Bằng chữ: …….. đồng).
Bằng văn bản này, Bà … quyền cho Ông …với nội dung:
1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.
2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.
Mẫu số 02:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ vào
– Căn cứ vào nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm .., tại ……………
Chúng tôi gồm:
– Ông: (1) …………. Sinh năm: ………………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ……. do …….cấp ngày…./…../……..
Hộ khẩu thường trú: ……………..
– Cùng vợ là bà: ………….. Sinh năm: ………….
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …….. do ………. cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: ……………
Bằng Giấy ủy quyền này, chúng tôi ủy quyền cho:
Ông/bà: ……………. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …….. do ………. cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: …………….
I. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Điều 1. Căn cứ ủy quyền (2) ……………….
Vì lý do công việc nên nay chúng tôi ủy quyền cho ông/bà …………… có số CMND/CCCD/Hộ chiếu và hộ khẩu thường trú như trên thực hiện các công việc sau:
Điều 2. Phạm vi ủy quyền
– Ông/bà …………… được quyền thay mặt và đại diện cho chúng tôi (3)……………..
– Trong phạm vi uỷ quyền, ông/bà ………. được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thanh toán trả nợ với ngân hàng ABC.
Điều 3. Thù lao ủy quyền Giấy ủy quyền này (4)…… thù lao.
Điều 4. Thời hạn ủy quyền
Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được ký cho đến khi ông/bà …………… thực hiện xong công việc được ủy quyền nêu trên hoặc khi Giấy uỷ quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
II. CAM KẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI ỦY QUYỀN
– Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi công việc do ông ……………. nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
– Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành..….bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…… bản chịu trách nhiệm thi hành./.
Giấy ủy quyền này được lập thành …. Bản chính, mỗi bên giữ …bản chính.
Người ủy quyền
(ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số CMND/hộ chiếu/CCCD, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.
(2) Những căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung của công việc được đề cập đến trong giấy ủy quyền.
(3) Mục này ghi rõ nội dung cũng như phạm vi ủy quyền.
(4) Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao.
2. Thế nào là ủy quyền trả nợ ngân hàng?
Ủy quyền được hiểu là một sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt, đại diện bên ủy quyền thực hiện các giao dịch hay các công việc. Ủy quyền có thể có có thù lao hoặc không có thù lao.
Trả nợ ngân hàng cũng là một công việc và có thể ủy quyền để thực hiện trả nợ thay được. Do đó, có thể hiểu ủy quyền trả nợ ngân hàng là một bên ủy quyền cho một người khác đứng ra nhân dân mình để thực hiện giao dịch trả nợ với bên ngân hàng thông qua giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định như sau:
– Nghĩa vụ của bên ủy quyền:
+ Thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để giúp cho bên được ủy quyền thực hiện công việc.
+ Phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
+ Nếu như hai bên có thỏa thuận về thù lao thì bên ủy quyền phải thanh toán toàn bộ chi phí hợp lý cho bên ủy quyền.
– Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
+ Thực hiện công việc theo ủy quyền.
+ Báo cho bên ủy quyền tiến độ thực hiện công việc.
+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
+ Được giao các phương tiện, tài liệu thực hiện công việc ủy quyền thì phải bảo quản, giữ gìn.
+ Trong khi thực hiện việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm giữ bí mật thông tin nếu như biết được.
+ Trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì sẽ phải giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được.
+ Khi vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Quyền của bên ủy quyền:
+ Được yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
+ Có quyền yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền (ngoại trừ có trường hợp thỏa thuận khác).
+ Có quyền được bồi thường thiệt hại khi bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ.
– Quyền của bên được ủy quyền:
+ Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền từ phía bên ủy quyền.
+ Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.
+ Trong trường hợp có thỏa thuận thì được quyền hưởng thù lao.
3. Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền trả nợ ngân hàng:
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa có quy định chung mẫu giấy ủy quyền. Tuy nhiên các bên có thể tự thỏa thuận và lập mẫu giấy ủy quyền trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Cụ thể có thể lập theo hướng dẫn sau đây:
– Quốc hiệu tiêu ngữ: trình bày tại giữa trang giấy.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc
– Tên của văn bản: viết in hoa và trình bày giữa dòng:
GIẤY ỦY QUYỀN
(V/v thu hồi nợ……..theo hợp đồng số…../20…..)
– Tiếp theo thông tin của bên ủy quyền bao gồm:
+ Họ và tên.
+ Ngày tháng năm sinh.
+ Số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
+ Địa chỉ thường trú.
– Thông tin của bên được ủy quyền bao gồm:
+ Họ và tên.
+ Ngày tháng năm sinh.
+ Số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
+ Địa chỉ thường trú.
– Trình bày đầy đủ nội dung ủy quyền:
Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền.
– Ghi rõ thời hạn ủy quyền: cụ thể ghi như sau giấy ủy quyền này có giá trị từ ngày … đến ngày …
Bằng văn bản này, Bà … quyền cho Ông …với nội dung:
Ví dụ:
1. Bên A ủy quyền cho Bên B thay mặt Bên A thực hiện mọi giao dịch liên quan đến việc thu hồi khoản nợ ……….. đồng (…….. đồng) của ông … (Chứng minh nhân dân số … do công an thành phố … cấp ngày … tháng … năm …..) có nghĩa vụ thanh toán cho bên A.
2. Bên B cam kết sẽ chỉ thực hiện công việc trong phạm vi do Bên A ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi hành vi trái luật hoặc nằm ngoài phạm vi ủy quyền do Bên B chịu trách nhiệm suốt quá trình thực hiện hoạt động ủy quyền.
– Cuối cùng là cam kết chung và kí xác nhận đầy đủ của các bên.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: