Hiện nay, việc ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra diễn ra khá phổ biến. Dưới đây là bài phân tích về mẫu giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra.
Mục lục bài viết
1. Khi nào sử dụng giấy ủy quyền ?
Uỷ quyền được hiểu là hoạt động mà tại đó cá nhân, tổ chức cho phép cá nhân, tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép, uỷ quyền đó. Đây được xem là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh trong quan hệ dân sự. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tranh chấp dân sự hay giao dịch dân sự. Trước những tình huống này, những chủ thể có quyền và lợi ích liên quan theo quy định của pháp luật phải đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt, những chủ thể này không thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ này. Do đó, họ cần một người đứng ra, đại diện mình để thực hiện các giao dịch liên quan. Ở đây chính là ủy quyền.
Giấy ủy quyền là hình thức đại diện theo ủy quyền một cách đơn phương và thực hiện những công việc theo nội dung ủy quyền trong văn bản.
Giấy ủy quyền có các đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Giấy ủy quyền được thực hiện người ủy quyền. Tức người ủy quyền lập và ký vào giấy ủy quyền.
+ Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định.
+ Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.
+ Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định.
+ Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.
Nếu
Hiện nay, hoạt động ủy quyền diễn ra hết sức phổ biến tại nước ta. Không chỉ trong vấn đề thương mại, giao dịch mua bán, chuyển nhượng, mà ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội, người ta đều sử dụng đến ủy quyền. Như đã phân tích, giấy ủy quyền là hình thức ủy quyền đơn phương, không cần trao đổi, thỏa thuận về quyền và lợi ích với nhau. Do đó, việc ủy quyền cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Thông thường, giấy ủy quyền thường được áp dụng sử dụng khi cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A là giám đốc của công ty TNHH Minh An. Ngày 3/5/2022, cơ quan thuế gửi thông báo đến làm việc với công ty anh vào ngày 10/5/2022. Anh Nguyễn Văn A đã ủy quyền cho cấp dưới của mình là chị Phạm Thị K thay mình tiếp Đoàn thanh tra và làm việc với thanh tra thuế. Lúc này, giấy ủy quyền sẽ được anh A lập và ký. Người nhận ủy quyền là chị K sẽ thực hiện theo nội dung trong giấy ủy quyền.
2. Mẫu giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015
– Căn cứ vào nhu cầu của các bên
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm .., tại …………
Chúng tôi gồm:
– Ông: (1) …………Sinh năm: ………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………. cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: …………..
– Cùng vợ là bà: ……….. Sinh năm:………….
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………… cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: …………
Bằng Giấy ủy quyền này, chúng tôi ủy quyền cho:
Ông/bà: ……….. Sinh năm:………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ………………. cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: ……………
I. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Điều 1. Căn cứ ủy quyền (2)
Vì lý do công việc nên nay chúng tôi ủy quyền cho ông/bà ………có số CMND/CCCD/Hộ chiếu và hộ khẩu thường trú như trên thực hiện các công việc sau:
Điều 2. Phạm vi ủy quyền
Ông/bà …… được quyền thay mặt và đại diện cho chúng tôi (3)
– Trong phạm vi uỷ quyền, ông/bà ………. được thay mặt chúng tôi lập, ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan phục vụ cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, được đóng các loại thuế, phí, lệ phí, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến nội dung uỷ quyền này.
Điều 3. Thù lao ủy quyền Giấy ủy quyền này (4)…… thù lao.
Điều 4. Thời hạn ủy quyền
Kể từ ngày Giấy ủy quyền này được ký cho đến khi ông/bà …………… thực hiện xong công việc được ủy quyền nêu trên hoặc khi Giấy uỷ quyền này hết hiệu lực theo quy định của pháp luật.
II. CAM KẾT CỦA NHỮNG NGƯỜI ỦY QUYỀN
– Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi công việc do ông ………………… nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
– Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành..….bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ…… bản chịu trách nhiệm thi hành./.
Giấy ủy quyền này được lập thành …. Bản chính, mỗi bên giữ …bản chính.
Người ủy quyền
(ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Ghi rõ thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền gồm: Họ và tên, năm sinh, số CMND/hộ chiếu/CCCD, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp kèm địa chỉ liên hệ.
(2) Những căn cứ pháp lý liên quan đến nội dung của công việc được đề cập đến trong giấy ủy quyền.
(3) Mục này ghi rõ nội dung cũng như phạm vi ủy quyền.
(4) Nếu Giấy ủy quyền có thù lao thì ghi rõ số tiền thù lao.
3. Ý nghĩa giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra:
Giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thành tra được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn. Xét về thực tế, giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh có ý nghĩa như sau:
– Giấy ủy quyền giúp cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp Đoàn kiểm tra, thanh tra có thể ủy quyền cấp dưới thay mình thực hiện công việc này. Bởi thực tế, có rất nhiều trường hợp cá nhân đó bận thực hiện các công việc quan trọng khác mà không đảm bảo có mặt làm việc với cơ quan chức năng được.
– Thông qua ủy quyền, các cá nhân, tổ chức vừa gián tiếp tham gia các hoạt động dân sự, quan hệ pháp luật, vừa đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ quan trọng khác. Mà hoạt động pháp lý khác ở đây là việc làm việc với Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra thuế. Bản chất của ủy quyền là sự đại diện theo pháp luật giữa cá nhân, tổ chức này (người ủy quyền) với cá nhân, tổ chức khác (người nhận uỷ quyền). Vậy nên, khi làm giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, cấp trên (người có nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật) vừa tuân thủ quy định về việc hợp tác làm việc với Đoàn kiểm tra, thanh tra, nắm bắt được hoạt động này; vừa thực hiện được các công việc phát sinh khác. Tức, nó giúp các cá nhân có thể linh hoạt trong việc thực hiện các vấn đề liên quan đồng thời.
– Thứ ba, hoạt động ủy quyền giúp hoạt động tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra được hoàn thiện. Thông thường, cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn những người có năng lực chuyên môn để thay mình thực hiện việc tiếp Đoàn kiểm tra, thanh tra. Khi nhận ủy quyền, các chủ thể này sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thông qua đối tượng nhận ủy quyền này, cá nhân, tổ chức cũng sẽ nắm bắt được các thông tin của hoạt động kiểm tra, công việc phải làm và phương hướng giải quyết khác.
Thực tế, ý nghĩa của giấy ủy quyền tiếp Đoàn kiểm tra, làm việc với thanh tra nó cũng tương tự với giấy ủy quyền nói chung. Trong bối cảnh thị trường doanh nghiệp, các lĩnh vực đời sống xã hội khác phát triển mạnh mẽ như ngày này, giấy ủy quyền là hình thức văn bản pháp lý cần thiết để người dân áp dụng, tạo nên sự linh hoạt trong công tác đảm bảo, thực thi pháp luật.