Nguyên đơn trong vụ kiện trực tiếp tham gia hoạt động tố tụng theo quy định, khi xét thấy bản thân vì một số lý do nào đó mà không thể trực tiếp tham gia thì có quyền ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mặt mình sử dụng quyền hợp pháp của mình và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền để tham gia vào tố tụng một cách hợp pháp
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ việc dân sự là gì?
Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.
Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS. Đây là những người liên quan tới hành vi phạm tội, có quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án hoặc sự tham gia của họ là cần thiết để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án
Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng là mẫu giấy nêu rõ người ủy quyền là ai và bên nhận ủy quyền là ai kèm theo đó là nội dung được ủy quyền, thời gian ủy quyền. Mẫu giấy ủy quyền phải nêu rõ thông tin cá nhân giữa hai bên ủy quyền và nhận ủy quyền
2. Giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ việc dân sự:
Nội dung cơ bản mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ gồm:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-O0O———–
GIẤY UỶ QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG (Mẫu)
Kính gửi: UBND XÃ (PHƯỜNG)……
TOÀ ÁN NHÂN DÂN …….
Tôi là: …… Sinh ngày: …..
CMND số:……. Ngày cấp:…… Nơi cấp:…..
Nơi đăng ký HKTT: ……
Chỗ ở hiện tại: …..
Hiện tôi là nguyên đơn(Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan)trong vụ kiện dân sự về …. giữa …… và …….
trú tại …….
(Theo Giấy triệu tập số:……của Tòa án nhân dân …………..ngày…… tháng…….. năm……..).
Vì lý do……
vì vậy tôi làm đơn này với mục đích là ủy quyền toàn bộ việc giải quyết tranh chấp cho:
Ông (Bà):….. Sinh ngày: ….
CMND số:…. Ngày cấp:….. Nơi cấp:……
Nơi đăng ký HKTT: ……
Chỗ ở hiện tại: …..
Kể từ khi ký giấy ủy quyền này, ông (bà)….được toàn quyền thay mặt tôi để tham gia giải quyết vụ kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tôi cam kết sẽ không có bất cứ thắc mắc hay khiếu kiện gì nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
….,ngày …….tháng ………năm …….
Người được ủy quyền Người ủy quyền
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ việc dân sự:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu giấy: Giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ việc dân sự
– Thông tin bên ủy quyền: họ tên, năm sinh, số CMND/CCCD, nơi đăng ký hộ khẩu, chỗ ở hiện tại, là nguyên đơn trong vụ án,,,,
– Thông tin bên được ủy quyền: họ tên, giới tính, năm sinh, số CMND/CCCD, nơi đăng ký hộ khẩu, chỗ ở hiện tại, thay mặt bên ủy quyền tham gia giải quyết vụ việc
– Lời cam kết
– Ký xác nhận của hai bên
4. Quy định về người đại diện theo ủy quyền trong vụ việc dân sự:
Căn cứ theo pháp luật hiện hành, khi hai bên thực hiện việc ủy quyền thì bên được ủy quyền sẽ trở thành người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia vụ kiện
Căn cứ vào
4.1 Quy định về người đại diện:
1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của
Đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật
Theo quy định của điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đại diện theo ủy quyền được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Điều 138: Đại diện theo ủy quyền:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật
Pháp luật tố tụng dân sự cũng đã quy định rõ “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền đương sự trong phạm vi ủy quyền.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền được quy định tại điều 86 của
– Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
– Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền chỉ được phép thực hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản ủy quyền theo quy định. Việc xác lập văn bản ủy quyền và giải quyết các tranh chấp phát sinh phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
Những trường hợp không được làm người đại diện
– Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
+ Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
+ Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
– Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Chỉ định người đại diện trong tố tụng dân sự
– Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
– Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.
Như vậy, pháp luật quy định người đại diện tham gia tố tụng phải là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền
4.2. Chấm dứt đại diện theo pháp luật:
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự
Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
– Theo thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền đã hết;
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng vụ việc dân sự, hướng dẫn viết giấy ủy quyền và một số quy định về người đại diện theo ủy quyền theo pháp luật hiện hành!