Trong các trường hợp thực hiện các giao dịch ngân hàng, người thực hiện giao dịch vì một lý do nào đó mà không thể thực hiện giao dịch, ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch thì cần làm mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là gì?
– Giao dịch viên Ngân hàng (hay còn gọi là Teller) là Nhân viên Ngân hàng thường trực làm việc tại quầy giao dịch của các Ngân hàng, phục vụ các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng như Nộp tiền, rút tiền, Ủy nhiệm chi, Thu hộ, Chi hộ, Mở tài khoản, Xử lý thông tin tài khoản, Hạch toán giao dịch
– Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là mẫu đơn được các công ty, doanh nghiệp dùng nhiều nhất khi các doanh nghiệp, công ty đó muốn ủy quyền cho kế toán hay người nhận quyết định đi giao dịch tại ngân hàng. Đây là mẫu đơn không thể thiếu và có giá trị pháp lý cao. Mời các bạn cùng tham khảo Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng sau đây, biểu mẫu này phục vụ cho cả nhu cầu công việc và học tập, tùy vào mục đích của từng cá nhân, doanh nghiệp.
Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là mẫu đơn được các công ty, doanh nghiệp để đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét về ủy quyền giao dịch ngân hàng
2. Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng:
GIẤY ỦY QUYỀN GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
Kính gửi: Ngân Hàng …..
Tôi tên: ……
CMND/Hộ chiếu số:…..Ngày cấp:….Nơi cấp:….
Địa chỉ thường trú:……
Là chủ tài khoản của hộ kinh doanh…..
Giấy phép ĐKKD số:…..Ngày cấp:….Nơi cấp:…..
Là chủ (các) tài khoản thanh toán, thẻ tiết kiệm, chứng chỉ vàng, kỳ phiếu số:
1/ ……3/…..
2/ …..4/…..
Mở tại Ngân hàng …..
Tôi đồng ý ủy quyền cho:
Ông/Bà: ……
CMND/Hộ chiếu số:…..Ngày cấp:…..Nơi cấp:…..
Địa chỉ thường trú:…..
Được sử dụng (các) tài khoản thanh toán, thẻ tiết kiệm, chứng chỉ vàng, kỳ phiếu nói trên của tôi trong phạm vi ủy quyền sau:
A. ĐỐI VỚI TÀI KHOẢN THANH TOÁN
1. [ ] Được quyền sử dụng với số tiền tối đa cho từng lần giao dịch là: …..
2. [ ] Được quyền phát hành séc với số tiền tối đa cho từng lần giao dịch là: ….
3. [ ] Nội dung ủy quyền khác: ……
Thời hạn: Từ ngày:….đến ngày…..
Từ ngày:……đến khi có văn bản khác thay thế.
B. ĐỐI VỚI THẺ TIẾT KIỆM, CHỨNG CHỈ VÀNG, KỲ PHIẾU
1. [ ] Được rút gốc
2. [ ] Chỉ được rút lãi
3. [ ] Được rút gốc và lãi
Thời hạn: Từ ngày:…..đến ngày…..
Từ ngày:….đến khi có văn bản khác thay thế.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền này và xác nhận ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu có việc tranh chấp giữa Bên ủy quyền và Bên được ủy quyền.
Lưu ý:
1. Bên ủy quyền và (hoặc) Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Ngân hàng biết khi xảy ra trường hợp chấm dứt việc ủy quyền trước thời hạn.
2. Việc hết hiệu lực của Giấy ủy quyền này không làm chấm dứt trách nhiệm của Bên ủy quyền đối với các cam kết, giao dịch do Bên được ủy quyền đã xác lập với ngân hàng.
Ngày…….tháng…….năm ….
Người được ủy quyền
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người ủy quyền
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận Ngân hàng
Trưởng phòng nghiệp vụ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Kiểm soát
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng:
– Ghi đầy đủ và chính các các thông tin trong mẫu giấy ủy quyền trên
– Bên ủy quyền và (hoặc) Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Ngân hàng biết khi xảy ra trường hợp chấm dứt việc ủy quyền trước thời hạn.
– Việc hết hiệu lực của Giấy ủy quyền này không làm chấm dứt trách nhiệm của Bên ủy quyền đối với các cam kết, giao dịch do Bên được ủy quyền đã xác lập với ngân hàng.
– Kí và ghi rõ họ tên người ủy quyền, người được ủy quyền
– Kí và ghi rõ họ tên Trưởng phòng nghiệp vụ (Ký và ghi rõ họ tên) và Kiểm soát (Ký và ghi rõ họ tên)
4. Thông tin pháp lý liên quan về giao dịch ngân hàng:
4.1. Chứng từ giao dịch ngân hàng:
– Chứng từ giao dịch ngân hàng bằng giấy hoặc bằng điện tử, ngoài việc phải đáp ứng được có quy định chung, còn phải đáp ứng được một số quy định riêng.
– Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
– Chứng từ bằng giấy phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, trong đó: chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên.
– Chữ ký của người đại diện của tổ chức trên công cụ chuyển nhượng phải là chữ ký bằng tay trực tiếp và kèm theo việc đóng dấu.
Đối với chứng từ bằng giấy, khi viết phải dùng bút mực (màu mực tím, xanh, đen) sô’và chữ viết phải Hên tục, không ngắt quãng, chỗ trông phải gạch chéo; không được viết tắt, viết chữ không dấu, viết mờ hoặc nhoè chữ, không được tẩy xoá, sửa chữa, không được viết bằng mực đỏ (trừ phiếu kế toán lập để đỉều chỉnh sai sót).
– Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền duyệt chi và kế toán trưỏng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện)
– Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thông nhất.
– Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Điều này có nghĩa là, chứng từ kế toán thu tiền không nhất thiết phải ký từng niên.
4.2. Quy định về ủy quyền:
– Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi ngân hàng văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu)
– Pháp luật không quy định
Thứ nhất, khách hàng là cá nhân và người được ủy quyền ký văn bản ủy quyền trước mặt giao dịch viên ngân hàng. Khi đó ngân hàng có thể xác định được người ủy quyền chính là khách hàng giao dịch;
Thứ hai, khách hàng là pháp nhân gửi văn bản ủy quyền đến ngân hàng, không cần phải công chứng hoặc chứng thực. Khi đó, ngân hàng sẽ căn cứ vào mẫu chữ ký và con dấu của pháp nhân đã đãng ký tại ngân hàng để xác định văn bản ủy quyền;
Thứ ba, khách hàng là cá nhân hoặc pháp nhân gửi văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực đến ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ căn cứ vào cả chữ ký, con dấu đã đăng ký và chữ ký, con dấu của đơn vị công chứng, chứng thực.
– Trường hợp chi trả tiền theo giấy ủy quyền, ngân hàng còn phải bảo đảm xđịnh được chắc chắn người rút tiền thông qua chữ ký trên các giấy tờ và chứng minh nhân dân của họ, chứ không thể để xảy ra chuyện không biết ai rút tiền như một số vụ việc đã xảy ra.
– Trường hợp đại diện theo ủy quyền thì thực hiện theo hợp đồng ủy quyền. Trường hợp đại diện của pháp nhân thì theo quy định về đại diện pháp nhân. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không được xác định thời hạn cụ thể thì thời hạn ủy quyền và đại diện đều là 01 năm. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và không còn bị giới hạn đến người thứ ba. Tuy nhiên càng ủy quyền lại nhiều người thì càng phức tạp và dễ xảy ra rủi ro. Trong mọi trường hợp, nếu ngân hàng xác định sai người ủy quyền thì đều phải chịu rủi ro.
4.3. Quy định về xuất trình giấy tờ tùy thân:
Pháp luật ngân hàng quy định phải xuất trình và kiểm tra giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người giao dịch. Ví dụ như quy định: Nếu bên thụ hưởng hoặc người chuyển tiền là cá nhân, khi đến nhận hoặc chuyển tiền phải xuất trình giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hợp pháp khác). Trong trường hợp được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu là người đại diện cho tổ chức thì còn phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.