Mẫu giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm và hướng dẫn cách viết. Các vấn đề liên quan đến việc công bố mỹ phẩm.
Hiện nay, sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm là hoạt động diễn ra phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm có rất nhiều vấn đề, một trong số đó là việc ủy quyền công bố mỹ phẩm. Dưới đây là bài phân tích về mẫu giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm và hướng dẫn cách viết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm:
1.1. Mẫu giấy ủy quyền công bố Mỹ phẩm bằng tiếng anh:
Letter head
Date…/…/ 201….
LETTER OF AUTHORIZATION
We,………located at………hereby authorize to………addressed at ………to be able to sign and seal on behalf of us to apply Cosmetic Health Permission Certificate from Ministry of Health in Vietnam; and distribute our cosmetics products (with brand name: ………) into Vietnam. In all, this authorization will expire on…………
By this paper, we also commit to completely and fully provide the Product Information File (PIF) to …who is responsible for placing our products to Vietnam market.
Representative – Name and Title
1.2. Mẫu giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm bằng tiếng việt:
Ngày…/…/20…
THƯ ỦY QUYỀN
Chúng tôi, …………có trụ sở tại ………theo đây ủy quyền cho……… có địa chỉ tại ………để có thể thay mặt chúng tôi ký tên và đóng dấu để xin Giấy Cho Phép Thẩm Mỹ Y Tế của Bộ Y Tế Việt Nam; và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm của chúng tôi (với thương hiệu:…………) vào Việt Nam. Nói chung, ủy quyền này sẽ hết hạn vào ngày ……
Bằng văn bản này, chúng tôi cũng cam kết cung cấp đầy đủ và đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho ……người chịu trách nhiệm đưa sản phẩm của chúng tôi ra thị trường Việt Nam.
Người đại diện – Tên và chức danh
2. Hướng dẫn cách viết giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm:
– Theo quy định tại Điều 6
+ Giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm phải đảm bảo đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên ủy quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
+ Trong giấy ủy quyền phải có phạm vi ủy quyền đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam; Nhãn hàng được ủy quyền hoặc tên sản phẩm được ủy quyền;
+ Cũng như các
+ Trong giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm phải có nội dung cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam. Tên và chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên ủy quyền là nội dung không thể thiếu trong một hợp đồng (giấy) ủy quyền công bố mỹ phẩm.
– Bên cạnh nội dung, hình thức của giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm cũng phải đảm bảo những quy định nhất định của một hợp đồng thông thường. Theo đó, ngôn từ trong giấy ủy quyền phải cụ thể, rõ ràng, không sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương. Cách trình bày mạch lạc, logic, tránh việc trình bày vòng vo, không rõ ràng.
3. Các vấn đề liên quan đến việc ủy quyền công bố mỹ phẩm:
3.1. Công bố mỹ phẩm là gì?
– Mỹ phẩm được xem là một trong những sản phẩm tiêu dùng quen thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống của các cá nhân, đặc biệt là chị em phụ nữ. Về cơ chế hình thành, mỹ phẩm là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người.
– Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng cao. Kéo theo đó, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm làm đẹp của con người càng lớn. Mỹ phẩm được sản xuất nhờ những nguyên vật liệu có đặc tính chăm sóc, làm đẹp cho con người. Vậy nên, khi sử dụng mỹ phẩm, con người ta sẽ thấy da dẻ, vẻ bề ngoài của mình sẽ có những sự thay đổi và được cải thiện đi rất nhiều. Nếu ngày xưa, cha ông ta hướng tới cuộc sống đầy đủ “ăn no mặc ấm, thì ngày nay, mục tiêu sống, lao động của con người là đạt được đích “ăn ngon mặc đẹp”. Nền tảng kinh tế của con người ngày càng có những chuyển biến tích cực. Vậy nên, con người ta thường có xu hướng tìm kiếm những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân. Chính vì những lý do đó, các thương hiệu mỹ phẩm lần lượt ra đời, tạo nên sức chiếm đóng mạnh mẽ trên thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như đáp ứng mong muốn, nhu cầu của con người.
– Mỹ phẩm được xem là một loại hình sản phẩm kinh doanh. Kinh doanh mỹ phẩm là xu hướng đã và đang phát triển mạnh mẽ. Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu mĩ phẩm cạnh tranh hết sức mạnh mẽ. Như đã phân tích, mỹ phẩm là nhu cầu làm đáp ngày càng được nhiều người dân hướng tới, mua và sử dụng. Do đó, các nhà đầu tư, doanh nghiệp luôn hướng theo nhu cầu của thị trường để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng mĩ phẩm. Có những thương hiệu mĩ phẩm được hình thành từ lâu, chúng có danh tiếng. Nên chủ sở hữu thương hiệu mĩ phẩm đó thường hướng tới việc bán bản quyền mĩ phẩm để thu lợi nhuận về cho mình. Cùng với đó, khảo sát nhu cầu của thị trường, mong muốn làm đẹp của con người, nên các thương hiệu mĩ phẩm lớn nhỏ lần lượt ra đời. Khi đưa ra thị trường một dòng mỹ phẩm nào đó, các doanh nghiệp, chủ đầu tư luôn luôn phải thực hiện công đoạn có ý nghĩa quan trọng nhất, đó là công bố mỹ phẩm.
– Công bố mỹ phẩm là việc chủ sở hữu mỹ phẩm (doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm) hoặc đơn vị nhập khẩu mỹ phẩm (trường hợp nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về) tiền hành thủ tục cần thiết để đăng ký lưu hành cho mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua việc công bố mỹ phẩm tại cơ quan đăng ký (Cục quản lý dược – Bộ Y tế). Nó có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác lập quyền kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, việc công bố mỹ phẩm là bước đầu để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Người ta thường gọi đây là cách thức để quảng bá sản phẩm. Nó là bước đầu mà các doanh nghiệp phải đi trong chặng hành trình cạnh tranh, đưa dòng mỹ phẩm của mình đến chỗ đứng trong thị trường.
3.2. Ủy quyền công bố mỹ phẩm:
Về nguyên tắc, có thể hiểu Ủy quyền công bố mỹ phẩm là việc các cá nhân, người sáng lập (hoặc người đại diện) của một công ty, doanh nghiệp tiến hành ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác ủy quyền công bố mỹ phẩm do mình sáng lập ra.
Trong hồ sơ công bố mỹ phẩm cần có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nhất định sau đây:
– Bản mềm phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm kèm theo dữ liệu công bố.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Cần lưu ý là đối với sản phẩm nhập khẩu giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp. Cùng với đó, giấy chứng nhận lưu hành tự do phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đây là những giấy tờ, tài liệu mang tính bắt buộc cần phải có trong bộ hồ sơ ủy quyền công bố mỹ phẩm. Nếu không đảm bảo các giấy tờ nêu trên, hồ sơ ủy quyền sẽ không hợp lệ và không được công nhận.