Việc mua, bán chứng khoán có thể thực hiện trên thị trường có tổ chức (sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán) hoặc trên thị trường phi tổ chức. Tổ chức thực hiện những giao dịch chứng khoán có quyền ủy quyền cho ngân hàng thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán là gì?
- 2 2. Mẫu giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về ngân hàng thanh toán:
1. Giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán là gì?
Giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán là văn bản được soạn thảo bới cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyển để thực hiện ủy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán. Giấy ủy quyền hợp pháp là căn cứ để ngân hàng có thể làm việc được ủy quyền theo các nội dung trong đơn và là căn cứ pháp lý cho những tranh chấp pháp sinh.
Giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán được soạn thảo nhằm mục đích thực hiện việc ủy quyền của cá nhân, tổ chức cho bên thứ ba – là ngân hàng thực hiện thay mình các hoạt động thanh toán liên quan đến các giao dịch chứng khoán. Nội dung đơn nêu rõ thông tin bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền, nội dung ủy quyền,…
2. Mẫu giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
…….., ngày….tháng… năm …
GIẤY ỦY QUYỀN CHO NGÂN HÀNG THANH TOÁN
Công ty/Ngân hàng: ……
Địa chỉ: …
Số điện thoại: ……Fax ………Telex ……
Người đại diện: ……
Chức vụ: ……
Ủy quyền cho ngân hàng (tên ngân hàng thanh toán) ……. thực hiện các công việc sau:
1. Giải trình với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) các thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty/ngân hàng mở tại ngân hàng thanh toán;
2. Chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty/ngân hàng vào các tài khoản thanh toán bù trừ theo trình tự, thủ tục quy định tại quy chế thanh toán bù trừ chứng khoán do VSD ban hành để thanh toán các giao dịch chứng khoán;
3. Công ty/ngân hàng cam kết Giấy ủy quyền này sẽ không bị hủy bỏ hoặc thay đổi nội dung nếu không được VSD xác nhận đồng ý bằng văn bản và công ty/ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi vấn đề phát sinh nếu công ty/ngân hàng thực hiện trái với cam kết này.
Nơi gửi: TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM ĐỐC CÔNG TY/NGÂN HÀNG
– VSD;
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
– Ngân hàng thanh toán
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy ủy quyền cho ngân hàng thanh toán giao dịch chứng khoán chi tiết nhất:
Công ty/Ngân hàng: Ghi thông tin công ty/ ngân hàng ủy quyền thanh toán giao dịch chứng khoán
Địa chỉ: Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Số điện thoại: ……Fax ………Telex ……
Người đại diện: Ghi rõ họ tên người đại diện bằng chữ in hoa có dấu
Chức vụ: Ghi theo chức vụ đang đảm nhiệm
Phần thông tin ủy quyền: Người làm đơn ghi rõ tất cả nội dung ủy quyền cho ngân hàng
Ví dụ:
” Ủy quyền cho ngân hàng (tên ngân hàng thanh toán) ……. thực hiện các công việc sau:
1. Giải trình với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) các thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty/ngân hàng mở tại ngân hàng thanh toán;
2. Chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của công ty/ngân hàng vào các tài khoản thanh toán bù trừ theo trình tự, thủ tục quy định tại quy chế thanh toán bù trừ chứng khoán do VSD ban hành để thanh toán các giao dịch chứng khoán;
3. Công ty/ngân hàng cam kết Giấy ủy quyền này sẽ không bị hủy bỏ hoặc thay đổi nội dung nếu không được VSD xác nhận đồng ý bằng văn bản và công ty/ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi vấn đề phát sinh nếu công ty/ngân hàng thực hiện trái với cam kết này”
– VSD;
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
– Ngân hàng thanh toán
4. Một số quy định của pháp luật về ngân hàng thanh toán:
4.1. Điều kiện để trở thành ngân hàng thanh toán:
Điều 69, Luật Chứng khoán quy định, ngân hàng thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán
Thanh toán chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thanh toán tiền giao dịch chứng khoán được thực hiện qua ngân hàng thanh toán và phải tuân thủ nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền.
Điều kiện để ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn làm ngân hàng thanh toán
– Có Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng;
– Hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất;
– Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về ngân hàng;
– Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện thanh toán giao dịch và kết nối với hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
– Có hệ thống thanh toán, bù trừ kết nối với hệ thống thanh toán, bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật để lưu giữ số liệu thông tin thanh toán giao dịch trong thời hạn ít nhất 10 năm và cung cấp được cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 48 giờ khi có yêu cầu.
Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thanh toán
– Tổ chức việc thanh toán cho hoạt động giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán tách biệt với hoạt động thanh toán khác của ngân hàng và theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Tuân thủ chế độ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;
– Ngân hàng thương mại được lựa chọn là ngân hàng thanh toán phải duy trì các điều kiện theo quy định
4.2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch thanh toán giao dịch chứng khoán:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán bao gồm:
– Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty về việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
–
– Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức ngân hàng đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch thanh toán giao dịch chứng khoán gửi trực tiếp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi qua đường bưu điện hay các phương thức khác phù hợp với quy định.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán
Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.3. Đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán:
Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa 12 tháng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật
– Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
– Không đáp ứng điều kiện quy định trong 06 tháng liên tiếp
– Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán khác cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
– Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản về việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng
– Không thực hiện đăng ký thành viên bù trừ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán
– Kết thúc thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ
– Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
Căn cứ pháp lý:
– Luật chứng khoán 2019
– Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.