Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. Khi Hiệu trưởng vắng mặt không có ở cơ quan thì cần ủy quyền cho hiệu phó giải quyết các công việc của mình như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền cho hiệu phó là gì?
Mẫu giấy ủy quyền cho hiệu phó là một văn bản mang tính pháp lý do hiệu trưởng nhà trường lập ra để có ủy quyền các quyền hạn đến cho hiệu phó. Mẫu giấy này được sử dụng nhiều khi hiệu trưởng nhà trường vắng mặt.
Mẫu giấy ủy quyền cho hiệu phó được lập ra để ủy quyền các quyền hạn của hiệu trưởng để hiệu phó được thực hiện các công việc ghi nhận trong nội dung ủy quyền để công việc được tiến hành hiệu quả.
2. Mẫu giấy ủy quyền cho hiệu phó chi tiết nhất:
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …
…, ngày…tháng…năm…
GIẤY UỶ QUYỀN
Tôi tên là: …
Chức vụ: ….
Đơn vị công tác: …
Thực hiện Quyết định số … ngày … của Phòng GD&ĐT … về việc kiểm tra công tác quản lí đối với Trường … và công văn số … ngày …. của Phòng GD&ĐT về việc triệu tập dự hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ra đề kiểm tra cuối HK1 tại Sở GD&ĐT (có văn bản triệu tập đính kèm).
Theo đó, tôi sẽ đi công tác liên tục từ ngày … đến hết ngày …
Trong những ngày tôi đi công tác tôi ủy quyền như sau:
-Người được ủy quyền: ….
-Chức vụ: …
-Đơn vị công tác: …
Ông … sẽ thay tôi giải quyết toàn bộ công việc của nhà trường (theo Quy chế làm việc của trường) trong thời gian tôi đi công tác.
Đề nghị các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh khi đến trường liên hệ công việc thì gặp ông … để được giải quyết theo yêu cầu.
Giấy ủy quyền này có giá trị từ ngày … đến hết ngày …
Nơi nhận:
-Trang thông tin điện tử của trường; Hiệu trưởng
-CB, GV, NV (Email); (Ký và ghi rõ họ tên)
-Lưu: VT.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy ủy quyền cho hiệu phó chi tiết nhất:
-Tên cơ quan chủ quản và tên trường mà người viết giấy đang làm việc.
3. Một số quy định về ủy quyền cho hiệu phó:
3.1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền:
Để một giấy ủy quyền đạt giá trị pháp lý thì chúng cần đáp ứng được những điều kiện sau:
Yêu cầu về nội dung
Nếu bạn đang có nhu cầu cần tới giấy ủy quyền thì hãy lưu ý đảm bảo nội dung giấy ủy quyền tuân thủ nguyên tắc của Bộ luật dân sự. Cụ thể đảm bảo nội dung ủy quyền đáp ứng các điều kiện, yêu cầu sau:
-Thứ nhất, nội dung của giấy ủy quyền phải bình đẳng
-Thứ hai, nội dung giấy ủy quyền phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
-Thứ ba, nội dung giấy ủy quyền tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia hay vi phạm lợi ích cộng đồng hay lợi ích hợp pháp của người khác.
Yêu cầu về hình thức
Một giấy ủy quyền đạt giá trị pháp lý ngoài tuân thủ nội dung thì cần đáp ứng về hình thức như sau:
-Thứ nhất, hình thức của giấy ủy quyền theo đúng với pháp luật quy định.
-Thứ hai, hình thức giấy ủy quyền phải được các bên thỏa thuận nếu như trong luật không có quy định.
3.2. Các trường hợp pháp lý đặc biệt về giấy ủy quyền:
Ngoài những quy định cụ thể cần giấy ủy quyền thì có một số trường hợp đặc biệt về ủy quyền mà bạn cần lưu ý như sau:
-Trường hợp 1: Nếu con cái dưới 15 tuổi chưa đủ vị thành niên thì cha mẹ sẽ được coi là người đại diện hợp pháp và không cần giấy ủy quyền.
-Trường hợp thứ hai, đối tượng nếu từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có thể là người đại diện theo ủy quyền.
-Trường hợp thứ ba, giữa vợ và chồng hoàn toàn có thể xác lập giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213
3.3. Thủ tục làm giấy ủy quyền mới nhất:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Giấy tờ bên ủy quyền cần chuẩn bị gồm:
-Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền về tài sản chung thì cần giấy tờ cả vợ và chồng)
-Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (trường hợp ủy quyền tài sản chung như nhà đất…);
-Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( nhà, đất, ô tô …) hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (như giấy đăng ký kinh doanh, giấy mời, giấy triệu tập…).
Giấy tờ bên nhận ủy quyền cần chuẩn bị gồm:
-Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền
-Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền.
Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền
(Trường hợp giấy ủy quyền không yêu cầu công chứng, chứng thực có thể bỏ qua bước này mà tiến hành lập giấy ủy quyền, các bên ký tên, đóng dấu)
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như trên, bên ủy quyền liên hệ với phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền/
3.4. Thẩm quyền của hiệu trưởng:
Đối với trường mầm non
+Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
+Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
+Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
+Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
+Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Trường tiểu học
+Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
+Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
+Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
+Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
+Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường;
+Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
+Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị – xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
+Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
+Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
+Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường
+Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
+Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
+Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
+Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
+Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
+Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
+Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.