Phân phối sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, các chủ thể kinh doanh dù ở bất cứ mô hình nào cũng đều phải chú trọng đến hoạt động marketing phân phối sản phẩm, dù quy mô lớn hay nhỏ. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm mới nhất:
Trên thực tế hiện nay, trước khi tung bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường, để đảm bảo tính cạnh tranh, hoạt động phân phối sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, các doanh nghiệp cần phải xây dựng nên những mô hình chiến lược phân phối sản phẩm sao cho đảm bảo mặt hàng đó sẽ được bán chạy và được ưa chuộng nhất. Nếu cách phân phối sản phẩm không hiệu quả, không đánh trúng vào thị hiếu của người tiêu dùng thì hiệu quả bán hàng sẽ rất thấp. Trong giới kinh doanh, phân phối sản phẩm sẽ được coi là một mô hình chiến lược, cách thức để đưa sản phẩm đến tay khách hàng, đạt được mục tiêu nhất định trong quá trình buôn bán hàng hóa. Phân phối sản phẩm là tổng hợp tất cả các kế hoạch nhầm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, từ đó tạo nên một dòng chảy thời gian: sản xuất, phân phối, tiêu dùng sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, hoạt động phân phối sản phẩm sẽ cần phải tiến hành thông qua thủ tục ủy quyền bán hàng. Hiện nay chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra mẫu giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của pháp luật về dân sự, thương mại và sở hữu trí tuệ, có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
GIẤY ỦY QUYỀN BÁN HÀNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022;
– Căn cứ vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN (Gọi tắt là bên A)
Bên A: …
Trụ sở chính tại: …
Giấy phép kinh doanh số: …
Mã số thuế: …
Số điện thoại: …
Đại diện bởi: …
Chức vụ: …
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (BÊN B)
Bên B: …
Trụ sở chính tại: …
Giấy phép kinh doanh số: …
Mã số thuế: …
Số điện thoại: …
Đại diện bởi: …
Chức vụ: …
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
1. Phạm vi ủy quyền
Bên A ủy quyền cho Bên B được phép phân phối các sản phẩm mang thương hiệu do Bên A cung cấp tại thị trường …
Cụ thể gồm các sản phẩm như sau:
STT | Tên sản phẩm | Trọng lượng | Giá bán |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
2. Thời gian ủy quyền: …
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên ủy quyền …
2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên được ủy quyền …
V. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên;
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN ỦY QUYỀN |
(Ký và ghi rõ họ tên) | (Ký và ghi rõ họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN …
2. Hướng dẫn viết giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm:
Trên thị trường buôn bán hàng hóa, giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng. Cách viết giấy ủy quyền phân phối sản phẩm cũng tương tự giống như cách viết các loại đơn từ, giấy tờ và biểu mẫu khác. Quá trình soạn thảo giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm cũng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về nội dung. Nhìn chung, mẫu giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm sẽ bao gồm một số nội dung cơ bản như: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên giấy ủy quyền, nội dung uỷ quyền phải lý do ủy quyền, các bên tham gia vào hoạt động ủy quyền, thông tin về hàng hóa phân phối … Đồng thời, cần phải đọc kỹ nội dung và cách ghi giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm để tránh trường hợp soạn Thảo nhầm lẫn, sai sót. Cụ thể, có thể tham khảo cách hướng dẫn ghi giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm như sau:
– Trong giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm cần phải có quốc hiệu và tiêu ngữ. Tất cả đều phải được viết in hoa, và phải viết giữa dòng “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam/độc lập – tự do – hạnh phúc”;
– Cần phải điền đầy đủ tên của loại giấy tờ, trong trường hợp này tên là giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm;
– Cần phải điền đầy đủ thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, trong đó bao gồm thông tin về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của bên ủy quyền, bên được ủy quyền, hoặc có thể bao gồm một số thông tin khác theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trình bày đầy đủ và cụ thể về nội dung ủy quyền, trong trường hợp này là ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm. Cần phải ghi rõ lý do ủy quyền, thời gian ủy quyền, thù lao, cách thức thanh toán … Sau khi làm xong giấy ủy quyền thì cần phải được lập ít nhất thành 02 bản có giá trị pháp lý tương đương, hai bên sẽ cần phải đến các tổ chức hành nghề công chứng như phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng theo quy định của pháp luật;
– Cuối cùng các bên cần phải ký và ghi rõ họ tên vào cuối giấy ủy quyền bán hàng phân phối sản phẩm, đồng thời cần phải có xác nhận và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, tránh trường hợp xảy ra những tranh chấp và mâu thuẫn không đáng có.
3. Quy định về hoạt động của các nhà phân phối sản phẩm:
Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể và chi tiết về nhà phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết
– Hoạt động bán buôn theo quy định của pháp luật sẽ được hiểu là tổng hợp tất cả các hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ, thương nhân hoặc các tổ chức khác;
– Hoạt động bán lẻ theo quy định của pháp luật là tổng hợp tất cả các hoạt động bán hàng hóa cho các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức để sử dụng vào các mục đích tiêu dùng;
– Hoạt động đại lý bán hàng theo quy định của pháp luật được hiểu là bên giao đại lý và bên đại lý sẽ thỏa thuận với nhau về việc, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình buôn bán hàng hóa cho bên giao đại lý, từ đó để được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận của các bên;
– Hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật là hoạt động nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền thương mại.
Theo đó, nhà phân phối có thể là các chủ thể thực hiện hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý hàng hóa hoặc thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, cũng cần phải hiểu rõ hoạt động của các nhà phân phối sản phẩm.
Nhà phân phối sản phẩm có vị trí và vai trò trung gian, đưa các loại sản phẩm của nhà sản xuất đến với đại lý, cửa hàng hoặc đến với khách hàng. Hay hiểu một cách đơn giản nhất thì nhà phân phối sản phẩm sẽ lấy hàng từ các doanh nghiệp, và công ty, sau đó nhà phân phối sẽ bán sản phẩm đó cho các nhà phân phối cấp dưới, cho các đại lý, các cửa hàng hoặc trực tiếp bán hàng với khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên quá trình tranh lịch giá hoặc để hưởng hoa hồng. Đồng thời, hoạt động phân phối sản phẩm là một trong những hoạt động trung gian thương mại, nhà phân phối sẽ được xem là đơn vị hỗ trợ kĩ thuật cho các nhà sản xuất như dịch vụ bảo hành, sửa chữa sản phẩm … hoặc các dịch vụ sau bán hàng khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: