UBND xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ Mẫu giấy triệu tập của UBND xã và hướng dẫn viết giấy triệu tập chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy triệu tập của UBND xã là gì?
Giấy triệu tập là mẫu giấy được lập ra để quy định về việc triệu tập cá nhân đến trụ sở Ủy ban để làm việc. Giấy triệu tập của UBND xã là mẫu giấy được lập ra bởi UBND xã để ghi chép về việc triệu tập công dân. Mẫu nêu rõ nội dung triệu tập, thời gian triệu tập…
Giấy triệu tập của UBND xã là mẫu giấy được lập ra bởi UBND xã gửi đến các cá nhân/tổ chức để giải quyết những vụ việc đã và đang xảy ra có liên quan đến cá nhân/tổ chức đó do thẩm quyền UBND xã giải quyết. Nếu có giấy triệu tập thì người có tên trong giấy triệu tập phải có mặt để làm việc. Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế dẫn giải, áp giải, quyết định truy nã.
2. Mẫu giấy triệu tập của UBND xã:
UBND(1) ……………
Số: ………../GTT-UB
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày ….. tháng ….. năm ……
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Căn cứ Điều….. Nghị định số …./……/NĐ-CP ngày …../…../……. của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch UBND (1) …………………
Yêu cầu Ông/ Bà: ……………(2)……………….. là người phải thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số ……../QĐ-…….. ngày …../ …../….. của Chủ tịch UBND(1) ……………
Hiện ở tại (hoặc nơi làm việc): ………………
Đúng ……(3)….. giờ ………. ngày ….. tháng …….. năm …………phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân …………
Để ………(4)………………
Khi đến mang theo Giấy Triệu tập này và gặp ông (bà): ……………(5)…..
Nơi nhận
– Như trên;
– Lưu: UBND (VT).
CHỦ TỊCH
(Ký và ghi rõ họ tên)
(1) Xã, phường, thị trấn.
3. Hướng dẫn viết giấy triệu tập của UBND xã:
(1) Ghi rõ tên UBND xã/ phường/ thị trấn;
(2) Ghi rõ họ và tên người được triệu tập;
(3) Ghi rõ thời gian được triệu tập;
(4) Ghi rõ mục đích triệu tập: giải quyết vấn đề gì?
(5) Ghi rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết vấn đề;
4. Các quy định liên quan:
4.1. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã:
– Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
– Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Theo Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã như sau:
– Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
– Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã:
Theo Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:
Theo Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
8. Quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Như vậy, UBND xã có quyền ra quyết định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Theo đó, UBND xã có nhiệm vụ thực hiện triệu tập người dân đến để giải quyết các vẫn đề thuộc thẩm quyền xử lý của UBND xã.
4.4. Quy định các thủ tục của việc triệu tập:
Theo Điều 440 Bộ luật Tố tụng hình sự, Quy định Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:
1. Khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập; nếu người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập; nếu người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.
3. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải.
Như vậy, khi nhận được giấy triệu tập của UBND xã, người được triệu tập phải có mặt đúng thời gian, địa điểm và gặp đúng người có trách nhiệm giải quyết ghi trong giấy triệu tập.
5. Các thông tin liên quan khác:
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 90
a- Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 1 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập
d- Đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi, gồm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm nêu trên;
đ- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 3 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm nêu trên;
e- Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi, gồm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm nêu trên.
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3 tháng đến 6 tháng tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.