Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên (cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác trong công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra), Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này và trong dân sự chỉ có Thẩm phán.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy triệu tập của tòa án là gì?
Giấy triệu tập là biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng.
Giấy triệu tập được sử dụng để triệu tập các bên đương sự có liên quan đến một vụ việc/ vụ án để cung cấp thông tin liên quan nhằm phục vụ cho quá trình tố tụng dân sự hoặc hình sự được diễn ra thuận lợi. Do đó, khi nhận được giấy này thì dù phạm luật hay không thì người dân vẫn rất hoang mang và lo sợ trong trường hợp này.
2. Mẫu giấy triệu tập của tòa án:
TÒA ÁN NHÂN DÂN…
Số:…/GTTĐS.TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm…
GIẤY TRIỆU TẬP ĐƯƠNG SỰ
Lần thứ …
Kính gửi: Ông (Bà) …
Địa chỉ: …
Trong vụ kiện: …
Đúng … giờ …, ngày … tháng … năm …
Phải có mặt tại Tòa án nhân dân …. để: ….
Khi đến Tòa đương sự cầm theo giấy triệu tập này và các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án.
Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng thì Tòa án có thể xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đến được thì phải báo trước để Tòa án xét xử hoặc ủy quyền cho người khác tham gia.
TÒA ÁN NHÂN DÂN …
THẨM PHÁN
Kính gửi:…
Yêu cầu tống đạt giấy triệu tập này cho đương sự và hoạn lại biên bản cho Tòa án nhân dân … ngay sau khi tống đạt.
BIÊN BẢN TỐNG ĐẠT GIẤY TRIỆU TẬP ĐƯƠNG SỰ
Hôm nay, … ngày … tháng … năm…
Chúng tôi là: …
Đã giao giấy triệu tập số: … ngày … tháng … năm … của Tòa án nhân dân …. cho người nhận là … phiên Tòa này ….
Phụ chú: Phần này hoàn lại cho Tòa án nhân dân … sau khi tống đạt
NGƯỜI NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TỐNG ĐẠT
3. Một số quy định về triệu tập đương sự:
3.1. Xem xét về mặt hình thức và nội dung của giấy triệu tập có hợp pháp hay không?
Về hình thức: Theo quy định pháp luật thì phải đảm bảo về mặt hình thức của một văn bản pháp luật khi có đầy đủ quốc hiệu; tiêu ngữ; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành giấy triệu tập và có đóng dấu của cơ quan đó.
Về nội dung: (Căn cứ Điều 182
Theo đó, cần phải xem kỹ lý do triệu tập được nêu trong văn bản để xác định xem mình có vai trò gì, liên quan như thế nào với vụ án.
Như đã nêu ở trên, việc triệu tập chỉ được áp dụng với những người tham gia tố tụng vụ án hình sự. Do đó, việc xác định mình là ai, có vai trò như thế nào là vô cùng quan trọng để tiếp theo đó là xác định những quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc triệu tập.
Lưu ý: Pháp luật quy định việc triệu tập người có liên quan tới vụ án hình sự phải được thực hiện bằng văn bản. Do đó, mọi hành vi triệu tập thông qua lời nói, qua điện thoại,… thì đều không có giá trị pháp luật và người bị triệu tập sẽ không có nghĩa vụ phải tuân theo lời triệu tập này.
Thứ hai: Có quyền mời luật sư cùng tham gia trong suốt quá trình tới trình diện tại cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự như sau:
Do vậy, cần phải tận dụng triệt để quyền này bởi lẽ, luật sư là những người có am hiểu pháp luật, sẽ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích trong và sau khi diễn ra việc trình diện tại cơ quan điều tra. Qua đó, giúp người bị triệu tập có thể khai báo một cách có lợi nhất cho bản thân.
Thứ ba: Cần thông báo cho người thân, đồng nghiệp, hoặc những người có mối quan hệ mật thiết với mình biết việc tới cơ quan điều tra trình diện.
Việc thông báo này cũng rất quan trọng, vì lẽ để đảm bảo được sự an toàn và đề phòng những tình huống bất trắc có thể xảy ra. Trong quá khứ đã có những trường hợp
Vì vậy, việc thông báo, để lại thông tin thời gian, địa điểm của việc tới trình báo để khi có trường hợp xấu xảy ra, những người thân thích có thể ứng phó kịp thời.
Thứ tư: Cần đọc kỹ trước khi ký vào văn bản kết quả của buổi làm việc
3.2. Nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập:
Theo Bộ Luật Tó tụng Hành chính 93/2015/QH13 quy định Về Người giám định như sau
Điều 63. Người giám định
1. Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần được giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
2. Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định;
c) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định;
d) Thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
đ) Bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e) Không được tự mình thu thập tài liệu là đối tượng giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ người đã quyết định trưng cầu giám định;
g) Độc lập đưa ra kết luận giám định; kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ;
h) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
i) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Đã thực hiện việc giám định đối với cùng một đối tượng cần giám định trong cùng vụ án đó;
d) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
đ) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Sự có mặt của người giám định quy định theo Điều 160 Bộ luật Tố tụng Hành chính như sau
1. Người giám định có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án để làm rõ những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định.
2. Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 185. Hỏi người giám định
1. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích về kết luận giám định, căn cứ để đưa ra kết luận giám định.
2. Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với chứng cứ khác của vụ án.
3. Trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì Chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định.
4. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại; trường hợp xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại không cần thiết thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục phiên tòa; trường hợp xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại và tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại.
Xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án theo Điều 319 Bộ Luật Tố tụng Hành chính
1. Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
3. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.