Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án...
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy triệu tập của công an là gì?
Giấy triệu tập là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến một vụ việc cụ thể.
Giấy triệu tập của công an là mẫu giấy được lập ra bởi
Giấy triệu tập của công an là giấy được lập ra bởi cơ quan công an, là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể. Trong trường hợp người bị triệu tập không có mặt tại cơ quan Nhà nước theo thời gian, địa điểm ghi nhận trên giấy triệu tập thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải…
2. Mẫu giấy triệu tập của công an:
Mẫu giấy triệu tập của công an theo Mẫu số ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA:
(Liên 1)
GIẤY TRIỆU TẬP (Lần thứ ………………) Cơ quan……… yêu cầu…………….. Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): …… Nơi tạm trú: ……… Nơi ở hiện nay:………. Đúng …….giờ …..ngày……………….tháng………………..năm………. có mặt tại …….để ……..và gặp …….
|
(Liên 2)
GIẤY TRIỆU TẬP (Lần thứ ………………) Cơ quan…………yêu cầu……… Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc): ….. Nơi tạm trú: ………. Nơi ở hiện nay:…………. Đúng ………………giờ ……………….ngày……………….tháng………………..năm……có mặt tại….. để……. Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác và gặp…. Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự. |
(Liên 3)
Kính gửi:………… Cơ quan………….. Đề nghị……….. chuyển Giấy triệu tập lần thứ…………..số ………….. ngày …… tháng …… năm……….. của …….cho………… Yêu cầu ……… ký nhận và chuyển lại cho………
Ngày……………tháng……………năm……… NGƯỜI NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP (Ký, ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn viết giấy triệu tập của công an:
– Giấy triệu tập ghi rõ tên, nơi cư trú (hoặc nơi làm việc), giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, mục đích triệu tập, gặp ai.
– Giấy triệu tập được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị triệu tập cư trú hoặc cơ quan làm việc, học tập. Cơ quan tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người bị triệu tập.
– Khi nhận giấy triệu tập, người nhận phải ký nhân và ghi rõ ngày giờ nhận (liên 3).
4. Các quy định liên quan đến việc triệu tập của công an:
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 119/2021/TT-BCA;
–
4.1. In và quản lý mẫu giấy triệu tập của công an:
Theo Điều 4 Thông tư số 42/2014/TT-BCA (hiện đã hết hiệu lực) thì việc in và quản lý các biểu mẫu như sau:
1. Công an các đơn vị, địa phương khi in các biểu mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này phải in thống nhất trên khổ giấy A4. Không được tự ý thay đổi nội dung, hình thức của các biểu mẫu. Có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biểu mẫu và lập sổ sách theo dõi.
2. Kinh phí in, quản lý các biểu mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này được lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Công an các đơn vị, địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và hỗ trợ.
4.2. Các trường hợp công an được phép triệu tập người dân:
Theo quy định của
– Bị can: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã. (Theo Điều 60, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Bị cáo: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. (Theo Điều 61, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Người bị hại: là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải. (Theo điều 62, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Nguyên đơn dân sự: Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. (Theo điều 63, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Bị đơn dân sự: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. (Theo điều 64, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. (Theo điều 65, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Người làm chứng: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải (theo điều 66, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015).
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Cũng là người tham gia tố tụng nhưng người chứng kiến chỉ có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thay vì theo giấy triệu tập như các đối tượng trên.
Như vậy, chỉ khi đã khởi tố vụ án, xác định rõ tư cách tham gia tố tụng thì mới được triệu tập đối với bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng… sẽ mang tính bắt buộc thực hiện. Nhất là đối với bị can, bị cáo mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.
4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên:
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên như sau:
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
– Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
– Lập hồ sơ vụ án hình sự;
– Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
– Triệu tập và hỏi cung bị can. Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ. Triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
– Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can. Quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại. Quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát. Quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;…
Đối chiếu với quy định nêu trên thì Điều tra viên chỉ có quyền triệu tập khi bạn là bị can, người làm chứng,…
4.4. Trách nhiệm của người bị triệu tập:
Khi bị công an triệu tập vì một vụ án hình sự thì người dân bắt buộc phải đến. Nếu không đến có thể bị áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể:
1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
– Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
– Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định cụ thể như sau:
Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.