Trong giấy triệu tập phải nêu rõ những thông tin của người được triệu tập cũng như những thông tin về thời gian, địa điểm triệu tập. Vậy mẫu giấy triệu tập bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy triệu tập là gì?
Mẫu giấy triệu tập là mẫu giấy do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được gửi đến những chủ thể có liên quan như: bị can, người tố giác tội phạm, những người liên quan đến vụ án,… Mẫu giấy triệu tập nêu rõ thông tin về người được triệu tập, ngày, giờ, địa điểm triệu tập, mục đích triệu tập…
Mẫu giấy triệu tập là mẫu giấy được dùng để triệu tập những người có liên quan đến cơ quan nhà nước để làm việc. Mẫu giấy triệu tập là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền và những người có liên quan làm việc, trao đổi thông tin, tài liệu,.. để phục vụ cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án.
2. Mẫu giấy triệu tập:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
QUÂN KHU… (BTTM, QCHQ)
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
——
S ố:…./GTT-THA
…., ngày….. tháng……. năm……
GIẤY TRIỆU TẬP
Căn cứ Khoản 3 Điều 20
Chấp hành viên cơ quan Thi hành án…….(1)
Triệu tập ông (bà):….(2)
Địa chỉ:…… Đến………..(3)
Địa chỉ……..(4)
Vào hồi:…………… giờ…….. ngày………. tháng……….. năm….(5)
Để……….(6)
Yêu cầu ông (bà) có mặt đúng thời gian, địa điểm trên, khi đi mang theo Giấy triệu tập này và Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác.
CHẤP HÀNH VIÊN
Vào hồi:……….. giờ…….. ngày……. tháng…… năm…… tại………(7)
Ông (bà):………… đại diện………… đã giao cho ông (bà)….
Giấy triệu tập số:…… ngày……… tháng…………. năm………… của………… về việc..
NGƯỜI NHẬN
(Ký, ghi rõ họ, tên)
NGƯỜI GIAO
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn sử dụng giấy triệu tập:
(1): Điền tên Chấp hành viên cơ quan Thi hành án ban hành giấy triệu tập
(2): Điền tên người được triệu tập
(3): Điền địa chỉ của người được triệu tập
(4): Điền địa chỉ đến triệu tập
(5): Điền ngày, tháng, năm tiến hành triệu tập
(6): Điền mục đích triệu tập
(7): Điền xã nhận của chấp hành viên( về ngày, tháng, năm diễn ra, số giấy triệu tập, thông tin của người được triệu tập, mục đích triệu tập..)
4. Quy định của pháp luật về triệu tập:
Theo quy định của pháp luật quy định về thẩm quyền triệu tập, đó là: Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn, theo đó, điều tra viên có nhiệm vụ và có thẩm quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Khi triệu tập bị can thì Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập và trong giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. Pháp luật cũng quy định khi nhận được giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can.
– Nếu trong trường hợp bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can. Nếu trong trường hợp bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can. Sau khi đã nhận được giấy triệu tập và xác nhận thì bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
Bên cạnh việc triệu tập bị can, thì Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn, theo đó, điều tra viên có nhiệm vụ và có thẩm quyền triệu tập người làm chứng theo quy định của pháp luật. Cũng tương tự như triệu tập bị can thì khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập đến người làm chứng. Trong giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Trình tự, thủ tục giao giấy triệu tập người làm chứng được thực hiện như sau:
+ Bước 1: Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp người làm chứng dưới 18 tuổi thì giấy triệu tập sẽ được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ
+ Bước 2: Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Pháp luật cũng quy định về việc triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, theo đó, Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn, theo đó, điều tra viên có nhiệm vụ và có thẩm quyền triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi có đầy đủ căn cứ và lý do thì Điều tra viên sẽ triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và khi triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải gửi giấy triệu tập.Khi nhận giấy triệu tập, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải ký nhận và ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của người đại diện cho cơ quan đã triệu tập. Nếu trong trường hợp người đại diện không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập. Nếu trong trường hợp người đại diện vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho người đại diện.
Trong giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc làm việc của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan. Giấy triệu tập phải được gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc pháp nhân nơi người đó làm việc hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cư trú. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Sau khi nhận được giấy triệu tập thì người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải theo quy định của pháp luật. Do đó, có thể thấy việc triệu tập bị can, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng… là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Việc triệu tập là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền và những chủ thể được triệu tập làm việc trực tiếp, trao đổi với nhau trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi người được triệu tập không thể đến triệu tập và không có lý do chính đáng, không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý: