Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước và có cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách nhà nước được pháp luật quy định. Các quỹ ngân sách nhà nước được quản lý và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhưng đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước là gì?
Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước là mẫu giấy được Sở tài chính lập ra với mục đích đề nghị Kho bạc nhà nước xem xét tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho tỉnh/thành phố dựa trên các căn cứ về tổng dư nợ vay của ngân sách và dư nợ vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách tỉnh/thành phố..
2. Mẫu số 02: Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước:
Nội dung của Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước:
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ….
SỞ TÀI CHÍNH
——-
Số: ……/STC-….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
……., ngày ….. tháng ….. năm ……
GIẤY RÚT VỐN TẠM ỨNG NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước ……
Căn cứ Quyết định số…/QĐ-BTC ngày… tháng… năm… của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách tỉnh/thành phố…;
Căn cứ tổng dư nợ vay của ngân sách tỉnh/thành phố (không bao gồm các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước thực hiện và hoàn trả trong năm ngân sách) đến ngày… tháng… năm… là… đồng1;
Căn cứ dư nợ vay để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách tỉnh/thành phố trong năm…. đến ngày… tháng… năm… là… đồng; trong đó, dư nợ các khoản vay ngắn hạn là ………đồng2;
Căn cứ nhu cầu vốn hiện nay của ngân sách tỉnh/thành phố…;
Sở Tài chính… đề nghị Kho bạc Nhà nước… thực hiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách tỉnh/thành phố…:
– Số tiền bằng số: ……
– Số tiền bằng chữ: …….
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT,…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
Phần KBNN ghi
Tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách tỉnh/thành phố:
– Số tiền bằng số: ……
– Số tiền bằng chữ: ……
Bộ phận kế toán ghi sổ ngày: ……
KBNN ghi:
– Nợ TK: ……
– Có TK: ……
KẾ TOÁN
(Ký tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
1 Số liệu tính đến ngày đề nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Không điền mục này trong trường hợp Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước hoàn trả trong năm ngân sách.
2 Số liệu tính đến ngày đề nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Không điền mục này trong trường hợp Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước hoàn trả trong năm ngân sách.
Hướng dẫn lập Mẫu số 02: Mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu giấy
– Trình bày các căn cứ tổng dư nợ vay của ngân sách và dư nợ vay của ngân sách để có thể vay ngân sách.
– Ký xác nhận các thông tin.
3. Một số quy định pháp luật liên quan:
Căn cứ theo Thông tư số 23/2020/TT-BTC quy định về tạm ứng ngân quỹ nhà nước như sau:
Về mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước:
– Pháp luật quy định các cơ quan nhà nước cho tạm ứng ngân quỹ nhà nước với mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong phạm vi khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi trong quý.
– Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh tối đa không vượt quá số còn lại của dự toán chi ngân sách địa phương đã được Bộ Tài chính giao cho từng địa phương tại thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; đồng thời, không tính vào mức dư nợ vay của ngân sách địa phương.
Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương như sau:
– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
Theo đó, khi cơ tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách trung ương cần phải:
– Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước thì Vụ Ngân sách nhà nước – Bộ Tài chính có văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước sau đó gửi Kho bạc Nhà nước; trong đó, nêu rõ mức đề nghị tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng.
– Căn cứ văn bản của Vụ Ngân sách nhà nước và khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương, bao gồm: mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước và thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
– Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vụ Ngân sách nhà nước lập 02 bản Giấy rút Vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước theo Mẫu 03/TƯ ban hành kèm theo Thông tư này gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương.
Đối với việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh thì cần phải thực hiện:
– Khi có phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước), hồ sơ bao gồm những văn bản sau:
+ Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó nêu rõ: mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; thời hạn hoàn trả tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng; tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương đến thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước (bao gồm: số dự toán chi ngân sách địa phương được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, số dự toán đã thực hiện, số dự toán còn lại); cam kết hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
+ Văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
– Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
– Trường hợp chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, quy định mức tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Trường hợp không chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Rút vốn tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
+ Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Sở Tài chính lập 02 bản Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước (theo Mẫu 03/ĐP ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
+ Việc rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Số đề nghị rút vốn và lũy kế số đã rút vốn (nếu có) phải nằm trong mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
– Thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước chậm nhất ngày 20 tháng 12 của năm phát sinh khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước. Sau thời hạn trên, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước hết hạn rút vốn và bị hủy bỏ.
+ Trường hợp đề nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Sở Tài chính không đảm bảo nằm trong mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có văn bản trả lời Sở Tài chính; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, căn cứ theo nội dung trên thì mục đích của việc tạm ứng ngân quỹ của cơ quan nhà nước đối với cấp tỉnh, thành phố là để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách, bù đắp bội chi của ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển trong phạm vi mức bội chi của ngân sách trung ương, để trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách trung ương trong phạm vi mức chi trả nợ gốc của ngân sách trung ương và được thực hiện qua mẫu giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước.