Pháp luật Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp,... áp dụng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó bao gồm cả quy định về việc rút vốn đầu tư. Trong trường hợp chủ đầu tư muốn rút vốn đầu tư khỏi dự án kinh doanh thì phải làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy rút vốn đầu tư là gì?
Vốn đầu tư được hiểu là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay. Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Giấy rút vốn đầu tư có thể hiểu là chứng từ kế toán do đơn vị chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (gọi chung là chủ đầu tư) lập, gửi đến Kho bạc nhà nước để rút vốn đầu tư (bao gồm cả vốn chương trình Mục tiêu có tính chất đầu tư và vốn đầu tư khác).
Mẫu giấy rút vốn đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP. Mẫu giấy rút vốn đầu tư được sử dụng để gửi tới Kho bạc nhà nước để rút vốn đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư muốn dừng hoạt động đầu tư vào dự án kinh doanh mình đang tham gia, giấy rút vốn đầu tư được sử dụng để rút vốn đầu tư bằng chuyển Khoản hoặc bằng tiền mặt; là căn cứ để Kho bạc nhà nước hạch toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển.
2. Mẫu giấy rút vốn đầu tư:
Mẫu số 16b1
Ký hiệu: C3-01/NS
GIẤY RÚT VỐN ĐẦU TƯ
Thực chi | Tạm ứng | Chuyển khoản Tiền mặt tại KB Tiền mặt tại NH |
Ứng trước đủ điều kiện thanh toán Ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán | ||
Tên dự án: ………. ..
Chủ đầu tư: ………….MãĐVQHNS: ………………..
Tài khoản: Tại KBNN: …………….
Tên CTMT, DA: ……………… Mã CTMT, DA:……………… Số CKC, HĐK: ……………..
Số CKC, HĐTH …… Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư số: ……….. ngày … / … / ….
Nội dung | Mã NDKT | Mã chương | Mã ngành KT | Mã nguồn NSNN | Năm KHV | Tổng số tiền | Chia ra | |
Nộp thuế | Thanh toán cho ĐV hưởng | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7)=(8)+(9) | (8) | (9) |
Tổng cộng: |
Tổng số tiền ghi bằng chữ: Trong đó: NỘP THUẾ: Tên đơn vị (Người nộp thuế): Mã số thuế: Mã NDKT: Cơ quan quản lý thu: ………………………………Kỳ thuế ……………………. KBNN hạch toán khoản thu: …………………………………………………………………………… Tổng số tiền nộp thuế (ghi bằng chữ): …………………………………………………………………………… THANH TOÁN CHO ĐƠN VỊ HƯỞNG Đơn vị nhận tiền: Địa chỉ: Tài khoản: ………………………………… Mã CTMT,DA và HTCT: Tại KBNN (NH): ……………………………………………………………………………… Hoặc người nhận tiền:…………………………………………………. CMND số : ……………….Cấp ngày: …………….Nơi cấp:……….. Tổng số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng (ghi bằng chữ): ……………………………………………………… | PHẦN KBNN GHI |
1. Nộp thuế: Nợ TK: ………….. Có TK: ………….. Nợ TK: …………. Có TK: …………… Nợ TK: …………… Có TK: …………… Mã CQ thu: …….. Mã ĐBHC: …….. 2. Thanh toán cho ĐV hưởng: Nợ TK: ……………. Có TK: ………….. Nợ TK: ………….. Có TK: …………… Nợ TK: …………… Có TK: …………… Mã ĐBHC: ……… |
Ngày. tháng……. năm………
Người lĩnh tiền mặt
(Ký, ghi họ tên)
Ngày. tháng……. năm………
Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày … tháng … năm…..
Thủ quỹ
(Ký, ghi họ tên)
Kế toán
(Ký, ghi họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi họ tên)
Giám đốc
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy rút vốn đầu tư:
Giấy rút vốn đầu tư được coi là hợp lệ chỉ khi đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật.
– Phần mở đầu:
+ Tên chứng từ: GIẤY RÚT VỐN ĐẦU TƯ được viết bằng chữ in hoa, in đậm
+ Bảng thực chi, tạm ứng, hình thức rút vốn đầu tư
– Phần nội chính của giấy rút vốn đầu tư
+ Tên dự án đầu tư
+ Tên chủ đầu tư
+ Thông tin tài khoản tại Kho bạc nhà nước
+ Căn cứ giấy đề nghị thanh toán số…
+ Nội dung: Mã NDKT, mã chương, mã ngành KT, mã nguồn ngân sách nhà nước, năm KHV, tổng số tiền, Số tiền nộp thuế, số tiền tthanh toán cho đơn vị hưởng
– Giấy rút vốn đầu tư phải có chữ ký xác nhận của người lĩnh tiền mặt, kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị, cán bộ Kho bạc nhà nước (Thủ quỹ, kế toán, kế toán trưởng, giám đốc)
4. Các quy định liên quan về rút vốn đầu tư:
4.1. Có được rút vốn trong trường hợp đầu tư theo hợp đồng hợp tác đầu tư không?
Theo quy định tại Điều 510
“Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp tác
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thoả thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”
Theo đó, nhà đầu tư có quyền rút vốn khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác và khi rút vốn đầu tư, người rút vốn có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vị, trách nhiệm dân sự của mình theo quy định của pháp luật có liên quan.
4.2. Trình tự, thủ tục rút vốn đầu tư:
– Trình tự thực hiện
+ Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến Kho bạc Nhà nước.
+ Bước 2: Chủ đầu tư gửi giấy rút vốn đến Kho bạc Nhà nước.
+ Bước 3: Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra nếu hồ sơ, tài liệu đã đầy đủ hợp lệ thì Kho bạc Nhà nước tiến hành làm thủ tục thanh toán cho chủ đầu tư
– Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tài liệu cơ sở của dự án: các tài liệu này đều phải là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư và chỉ gửi 1 lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải bổ sung điều chỉnh.
Đối với dự án thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì tài liệu bao gồm: Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt; văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và hợp đồng giữa Chủ đầu tư với nhà thầu.
Đối với dự án giai đoạn thực hiện dự án thì tài liệu bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền; văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng); hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu và các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của pháp luật (trừ các tài liệu mang tính kỹ thuật) và dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự án chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật).
+ Tài liệu gửi bổ sung hàng năm: Kế hoạch vốn đầu tư năm do Uỷ ban nhân xã thông báo.
+ Tài liệu tạm ứng vốn: ngoài các tài liệu quy định trên khi đến tạm ứng vốn chủ đầu tư gửi các tài liệu sau đây: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; giấy rút vốn đầu tư; trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng; là bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư thì cần phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu; Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt; dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu chưa có trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt); Dự toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được duyệt (nếu có) đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.
+ Tài liệu về thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, tài liệu bao gồm: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); giấy rút vốn đầu tư.
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng, tài liệu bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); giấy rút vốn đầu tư.
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành do người dân trong xã tự làm, tài liệu bao gồm: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán; giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); giấy rút vốn đầu tư.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục tạm ứng vốn, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm soát tạm ứng vốn.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thnah toán trước kiểm soát sau.
+ Trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, thanh toán sau.