Quyết định bồi thường tai nạn lao động nhằm công nhận chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Vậy mẫu giấy quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp mới nhất:
Căn cứ tại phụ lục III mẫu quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../ | …….., ngày ….. tháng ….. năm ………. |
QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Thông tư số ……………ngày ….tháng …. năm …. của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
Căn cứ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của Ông, Bà …………………;
Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số … ngày … tháng … năm … của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y số … ngày … tháng … năm….;
Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)…………..
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông, bà ….. Sinh ngày … tháng … năm …
Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: …..Cơ quan, đơn vị: …..
Bị bệnh nghề nghiệp (nêu tên loại bệnh nghề nghiệp đã mắc phải): …..
…..
Mức suy giảm khả năng lao động: ……%
Tổng số tiền bồi thường …..đồng
(Số tiền bằng chữ) …..
Được hưởng từ ngày: …..
Nơi nhận bồi thường …..
Điều 2: Các Ông, Bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) ….. và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| (THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ) (Ký tên đóng dấu) |
2. Hồ sơ bồi thường bệnh nghề nghiệp bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ bồi thường, trợ cấp như sau:
– Đối với trường hợp người lao động được hưởng chế độ về bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
– Biên bản về việc điều tra tai nạn lao động, biên bản về các cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.
– Biên bản về việc giám định y khoa (văn bản xác định về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc các biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp người lao động mất tích.
– Quyết định về việc bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
– Văn bản xác nhận việc bị tai nạn trên đường khi tới chỗ làm hoặc từ chỗ làm về. Đối với trường hợp được quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung của văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với trường hợp người lao động được hưởng chế các độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
+ Hồ sơ xác nhận về bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Biên bản xác định của người lao động bị chết do bị bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.
+ Quyết định đối với việc bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
– Hồ sơ sẽ được người yêu cầu lập thành 3 bộ, trong đó:
+ Người sử dụng lao động sẽ giữ một bộ.
+ Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ giữ một bộ.
+ Bộ còn lại sẽ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
Theo đó, đối với trường hợp người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
– Hồ sơ các định bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Các biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.
– Quyết định về việc bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động.
Hồ sơ sẽ được lập thành 3 bộ, trong đó:
– Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm giữ một bộ.
– Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm giữ một bộ.
– Một bộ sẽ được các bên gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
3. Bồi thường bệnh nghề nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc bồi thường bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
– Các trường hợp được bồi thường như sau:
+ Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động mà làm suy giảm đến khả năng lao động được xác định từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
+ Đối với trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà làm suy giảm khả năng lao động được xác định từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác trong đó không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên.
Nguyên tắc bồi thường thực hiện việc bồi thường như sau:
– Tai nạn lao động được xảy ra lần nào thì sẽ thực hiện bồi thường lần đó và không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
– Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ dựa vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi thì sẽ được căn cứ vào mức (%) suy giảm về khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Theo đó, đối với việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ xác định vào mức (%) suy giảm của người lao động và khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm của người lao động và khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.