Vấn đề xả thải vào nguồn nước là vấn đề nhức nhối hiện nay. Bên cạnh những quy định chung về việc xả thải, Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp phải xin giấy phép xả thái nếu thuộc trường hợp theo quy định của luật. Dưới đây là Mẫu giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 20) ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT về việc xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 20):
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ………………….
…………., ngày… tháng… năm……
GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP
Căn cứ Luật tài nguyên nước số …./…../QH…. ngày …. tháng …. năm …..;
Căn cứ Nghị định số …/……./NĐ-CP ngày …. tháng …. năm ….. của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan cấp phép là Bộ Tài nguyên và Môi trường)/Luật Tổ chức hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 (trường hợp cơ quan cấp phép là UBND cấp tỉnh);
Căn cứ Nghị định số …./…../NĐ-CP ngày … tháng …. năm ….. của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số……… ngày….. tháng….. năm….. của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ …………………………………………………………………………..;
Xét Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của (tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép) ngày… tháng… năm… và hồ sơ kèm theo;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (trường hợp cơ quan cấp phép là Bộ Tài nguyên và Môi trường)/Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan cấp phép là UBND cấp tỉnh),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Cho phép (tên tổ chức/cá nhân), địa chỉ tại (đối với tổ chức ghi địa chỉ trụ sở chính theo Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập; đối với cá nhân ghi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú) được xả nước thải vào nguồn nước với các nội dung chủ yếu sau:
- Nguồn nước tiếp nhận nước thải: ………………………………………..….(1)
- Vị trí xả nước thải:
– Thôn, ấp/tổ, khu phố…………..xã/phường, thị trấn………..huyện/quận, thị xã, thành phố…………..tỉnh/thành phố…………………………………………………………………
– Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục…, múi chiếu….).
- Phương thức xả nước thải: …………………………..………………………(2)
- Chế độ xả nước thải: ……………………………………………………..…(3)
- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: ……..…… m3/ngày đêm ………. m3/giờ.
- Chất lượng nước thải: ……………………………………………………..(4)
- Thời hạn của giấy phép là..…… năm.
Điều 2. Các yêu cầu đối với (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép).
- Tuân thủ các nội dung quy định tại Điều 1 của Giấy phép này.
- Thực hiện quan trắc nước thải và nước nguồn tiếp nhận: ……………..…(5).
- Hằng năm (trước 15 tháng 12), tổng hợp báo cáo gửi (tên cơ quan cấp phép) về tình hình thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải và các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý nước thải; các kết quả quan trắc lưu lượng, chất lượng nước thải và nước nguồn tiếp nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật tài nguyên nước;
……………………………………………………………………………………
Điều 3. (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép) được hưởng các quyền hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật tài nguyên nước và các quyền lợi hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chậm nhất chín mươi (90) ngày trước khi giấy phép hết hạn, nếu (Tên tổ chức/cá nhân được cấp giấy phép) còn tiếp tục xả nước thải với các nội dung quy định tại Điều 1 của Giấy phép này thì phải làm thủ tục gia hạn giấy phép theo quy định./.
Nơi nhận: – (Tên chủ giấy phép); – Cục Quản lý tài nguyên nước (trường hợp giấy phép do UBND tỉnh/thành phố cấp); – Sở TN&MT tỉnh/thành phố… (trường hợp giấy phép do Bộ TN&MT cấp); – Cục thuế tỉnh/thành phố………; -………………………………………..; – Lưu: VT, hồ sơ cấp phép, cơ quan trình cấp phép. | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP PHÉP (ký, ghi họ tên, đóng dấu) |
(1) Ghi rõ tên, vị trí hành chính (thôn, ấp/tổ, khu phố; xã/phường, thị trấn; huyện/quận, thị xã, thành phố; tỉnh/thành phố) của sông, suối, kênh, rạch, vùng biển, hồ, đầm, ao nơi nước thải xả vào.
(2) Ghi rõ hệ thống dẫn nước thải sau xử lý đến vị trí xả vào nguồn nước và phương thức xả tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước là bơm, tự chảy, xả ngầm, xả mặt, xả ven bờ, xả giữa dòng…
(3) Ghi rõ xả nước thải là liên tục (24h/ngày đêm) hay gián đoạn; chu kỳ xả, thời gian xả trong một chu kỳ; xả theo mùa vụ sản xuất hay theo các thời điểm trong ngày.
(4) Ghi rõ Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải phải đạt, hệ số áp dụng; giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm chính có trong nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận.
(5) Ghi rõ nội dung quan trắc bao gồm: vị trí, lưu lượng nước thải, thông số quan trắc chất lượng nước thải và chất lượng nước nguồn tiếp nhận; tần suất quan trắc. Trong trường hợp yêu cầu quan trắc nước thải tự động thì ghi rõ vị trí, tọa độ đặt thiết bị quan trắc và thông số quan trắc.
2. Các trường hợp phải xin giấy phép xả thải vào nguồn nước:
– Xả nước thải vào nguồn nước là việc đưa chất thải trong qua quá trình sản xuất ra ngoài môi trường.
– Giấy phép xả thải là hồ sơ pháp lý mà các doanh nghiệp phải có trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, giấy phép xả thải là cách thức chuyển giao việc xử lý nguồn xả thải từ chủ nguồn tới nơi tiếp nhận, xử lý tạo điều kiện cho các chủ nguồn thải không đủ khả năng tự xử lý
– Các trường hợp phải xin giấy phép xả thải bao gồm:
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ phải xin giấy phép xả thải nếu nằm trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Quy mô xả nước thải của cơ sở đó vượt quá 5m3/ ngày đêm
+ Trong nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó không xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đã được cơ quan Nhà nước có thẩm thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, không thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.
– Các cơ sở nuôi trồng thủy sản phải xin cấp giấy phép xả thải nếu nằm trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Quy mô xả nước thải vượt quá 10000 m3/ngày đêm.
+ Cơ sở đó nuôi trồng thủy sản không phải trên biển, sông, suối, hồ chứa.
– Ngoài ra, với các lĩnh vực cụ thể dưới đây, dù các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5m3/ ngày đêm nhưng bắt buộc phải làm giấy giấy phép xả thải:
+ dệt nhuộm, may hoặc có công đoạn nhuộm, in hoa; cơ sở giặt là có công đoạn giặt tẩy.
+ Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử.
+ Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da và tái chế da.
+ Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất, lọc hóa dầu; chế biển sản phẩm dầu mỏ.
+ Sản xuất bột giấy, nhựa cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật,…
+ Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế.
+ Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, phóng xạ.
Như vậy, trên đây là những trường hợp cụ thể phải xin cấp giấy phép xả thải theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, các trường hợp phải xin giấy phép xả thải đều là những trường hợp gây ra nguồn ô nhiễm thực tế cao trong công tác sản xuất và vận hành. Khi nước chất thải đưa ra môi trường có yếu tố tác động, gây ô nhiễm chạm đến giới hạn nhất định, chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các xí nghiệp, công ty buộc phải xin giấy phép xả thải. Điều này đảm bảo tính khách quan, minh bạch, trật tự trong quá trình thi hành pháp luật giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp. Đồng thời, đây được xem là nút thắt chặt chẽ, mang tính quyết định trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái chung.
Việc Nhà nước đưa ra những quy định chặt chẽ về những trường hợp bắt buộc xin giấy phép xả thải nhằm đảm bảo các doanh nghiệp, xưởng sản xuất khi tiến hành đăng ký kinh doanh phải tuân thủ đúng theo để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nếu không đưa ra những quy định chặt chẽ như vậy, các doanh nghiệp, công ty sẽ tự do sản xuất, đưa chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh nguồn nước, cảnh quan môi trường, đặc biệt là sức khỏe của người dân.
3. Cơ quan quản lý và tiếp nhận hồ sơ, giấy phép xả thải:
Hiện nay, Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chính cơ quan có trách nhiệm quản lý và tiếp nhận hồ sơ, giấy phép xả thải thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền cấp phép.
Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, cấp phép sẽ do Sở Tài nguyên và môi trường tiếp nhận, xử lý.
Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, cấp phép sẽ do Phòng Tài nguyên và môi trường tiếp nhận, xử lý.