Mang tính chất là một phương tiện nguy hiểm, nên việc sử dụng vũ khí phải do các cá nhân đủ điều kiện theo tiêu chuẩn luật định thì mới được sử dụng và các cá nhân này phải được cấp giấy phép sử dụng vũ khí.
Mục lục bài viết
1. Giấy phép sử dụng vũ khí là gì?
Tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định về khái niệm vũ khí tại khoản 1 Điều 3 như sau: “1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.” Từ quy định này, có thể thấy vũ khí chính là những phương tiện, thiết bị có khả năng gây sát thương, có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người cũng như các kết cấu vật lý của vật. Vũ khí bao gồm nhiều loại khác nhau, như được chia thành các dạng như vũ khí quân dụng được sử dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân, vũ khí thô sơ thì được chế tạo, sản xuất thủ công; hay vũ khí thể thao thì được sử dụng trong thể thao,…
Về nguyên tắc, thì người người quản lý hay người sử dụng vũ khí phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện luật định như về sức khỏe, phẩm chất, trình độ,… Các cơ quan, tổ chức muốn sử dụng vũ khí cũng phải đảm bảo các quy định về sử dụng vũ khí. Và các chủ thể sử dụng này phải được cấp Giấy phép sử dụng vũ khí. Có thể hiểu Giấy phép sử dụng vũ khí chính là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm cấp phép cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đạt đủ điều kiện sử dụng vũ khí theo luật định.
Giấy phép sử dụng vũ khí (VC1) chính là văn bản thể hiện sự cho phép của Nhà nước về việc sử dụng vũ khí trong khuôn khổ luật định. Và được dùng sau khi
2. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí hiện nay được quy định riêng đối với vũ khí quân dụng và vũ khí thể thao, và quy định chi tiết tại Điều 21 và Điều 26 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019. Cụ thể như sau:
* Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
Về đối tượng được cấp, thì Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, đơn vị được trang bị vũ khí quân dụng. Đối với thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì các chủ thể đề nghị cấp giấy phép tiến hành nộp Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng lên cơ quan có thẩm quyền. Trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm các văn bản đó chính là:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng. Văn bản đề nghị này cần nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng đề nghị được sử dụng;
– Bản sao Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng đã được cấp cho cơ quan, tổ chức này trước đó;
– Bản sao hóa đơn hoặc bản sao
–
Các văn bản trên được lập thành 01 bộ và nộp tại
Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có thời hạn 05 năm. Trong trường hợp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.
* Về thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao
Theo quy định thì việc sử dụng các vũ khí thể thao như Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng trên (điểm a, Khoản 3 Điều 3 và Khoản 1 Điều 26 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi bổ sung năm 2019) thì cần phải được cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Còn đối với vũ khí thể thao thô sơ sẽ được khai báo với cơ quan có thẩm quyền. Và tương tự như đối với Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, thì Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị.
Cũng tương tự như trên, chủ thể đề nghị cấp giấy phép tiến hành nộp Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao bao gồm các văn bản:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Văn bản đề nghị này cần nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao đề nghị được sử dụng;
– Bản sao Giấy phép trang bị vũ khí thể thao;
– Bản sao hóa đơn hoặc bản sao
– Giấy tờ chứng minh xuất xứ hợp pháp của vũ khí thể thao;
– Và
Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép cũng tương tự với cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, đó chính là do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Sau khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định trên, thì cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Thời hạn cấp đó chính là trong vòng 10 ngày làm việc. Nếu cơ quan từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và trong văn bản thể hiện rõ lý do không cấp Giấy phép.
Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao cũng có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.
3. Mẫu Giấy phép sử dụng vũ khí:
Giấy phép sử dụng vũ khí (VC1) được quy định trong Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 34/2012/TT-BCA ngày 12/6/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu sử dụng trong quản lý, tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Mẫu Giấy phép như sau:
(Mặt trước)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
(1)……………
(2)………….
Số: /GP
GIẤY PHÉP SỬ DỤNG ………..(3)
(Có giá trị đến ngày … tháng … năm ………)
Tên tổ chức:…………
Địa chỉ:……………
Được phép sử dụng: ……….. Nhãn hiệu:……….
Nước sản xuất: ………… Số hiệu:…………….
………., ngày … tháng … năm …
(4)……
(Mặt sau)
Mẫu VC1 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2012/TT-BCA ngày 12/6/2012
CHÚ Ý
1. Chỉ được mang, sử dụng vũ khí, CCHT khi làm nhiệm vụ.
2. Khi mang vũ khí, CCHT phải kèm theo giấy phép này.
3. Không cho mượn vũ khí, CCHT và giấy phép sử dụng.
4. Không sửa chữa, tẩy xóa các thông tin trên giấy phép.
5. Giấy phép sử dụng hết hạn, hỏng phải cấp đổi, cấp lại.
6. Mất vũ khí, CCHT hoặc giấy phép phải báo ngay cho cơ quan Công an nơi cấp giấy phép.
7. Phải xuất trình vũ khí, CCHT và giấy phép sử dụng khi người có thẩm quyền kiểm tra.
4. Cách ghi Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ:
Giấy phép sử dụng vũ khí (VC1) được hướng dẫn soạn thảo như sau:
Mục (1): Ghi rõ tên cơ quan Công an cấp trên trực tiếp của cơ quan cấp giấy phép.
Mục (2): Ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục “Số”: Ghi rõ số giấy phép sử dụng, gồm 08 chữ số tự nhiên.
Mục (3): Ghi vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ được cấp giấy phép.
Mục (4): Ghi rõ chức danh, cấp hàm, họ tên và chữ ký của người cấp giấy phép.
Mục “Tên tổ chức” ghi tên tổ chức được cấp Giấy phép
Mục “Địa chỉ” thì ghi địa chỉ của tổ chức được cấp Giấy phép