Những tác hại mà thuốc bảo vệ thực vật mang đến cũng là rất lớn. Chính vì thế mà việc nhẩu thuốc bảo vệ thực vật phả được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Vậy, giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như thế nào và có nội dung cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và được các cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây ra thiệt hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật là rất lớn nên Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm và phát triển. Thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam. Mẫu giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cá nhân, tổ chức nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
Mẫu số 03/BVTV giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật là mẫu giấy phép được lập ra nhằm mục đích để cho phép về việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo đúng các quy định của pháp luật. Mẫu được ban hành cần phải nêu rõ căn cứ pháp lý, thông tin thuốc bảo vệ thực vật, mục đích nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, địa điểm nhập khẩu, nội dung giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật,… Mẫu giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được ban hành theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản cục trưởng ký tên và đóng dấu để đảm bảo giá trị pháp lý của giấy phép.
2. Mẫu giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
——-——-——-
Số: ……./GPNKT-BVTV
… , ngày … tháng … năm …
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Quyết định số 928/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 3 năm 2017 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo vệ thực vật;
Căn cứ Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật số …….. ngày … tháng … năm …. của
Cục Bảo vệ thực vật đồng ý để …… nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật với khối lượng sau đây:
Số TT | Tên thuốc BVTV | Khối lượng | Đơn vị tính | Công dụng thuốc | Xuất xứ |
I. | Thuốc BVTV kỹ thuật | ||||
1. | |||||
Cộng | |||||
II. | Thuốc BVTV thành phẩm | ||||
1. | |||||
Cộng | |||||
III. | Methyl bromide | ||||
1. | |||||
Cộng | |||||
Tổng cộng (viết bằng chữ) ……………………………….. |
Mục đích nhập khẩu: …….
Thời gian nhập khẩu: từ ngày ký đến ……..
Địa điểm nhập khẩu: ………
Ghi chú: …….
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
– Trường hợp nhập khẩu methyl bromide, nội dung ghi trong giấy phép như sau:
+ Mục đích nhập khẩu: Sử dụng cho mục đích kiểm dịch thực vật và xuất khẩu (hoặc sử dụng miễn trừ thiết yếu) theo quy định của Nghị định thư Montreal.
+ Lượng methyl bromide trên phải được sử dụng đúng mục đích theo giấy phép này và chỉ được bán cho các tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
+ Không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide; Sử dụng sai mục đích được cấp phép; tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật:
– Phần mở đầu:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Cục Bảo vệ thực vật.
+ Ghi đầy đủ thông tin bo gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý ban hành giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thông tin về thuốc bảo vệ thực vật được phép nhập khẩu.
+ Thông tin về mục đích nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thời gian và địa điểm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.
4. Một số quy định về nhập khẩu đối với thuốc bảo vệ thực vật:
Để được nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, các cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện nhập khẩu đối với thuốc bảo vệ thực vật sau:
– Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
–
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.
– Các tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp được phép xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
– Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm phải có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam; phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn kể từ khi thuốc đến Việt Nam, đáp ứng chất lượng thuốc.
+ Nguyên liệu hoặc thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu hoặc thuốc kỹ thuật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
– Không được nhập khẩu các loại hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong phụ lục III của công ước Rotterdam.
– Cân lưu ý rằng thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó không cần giấy phép nhập khẩu.
Những loại thuốc bảo vệ thực vật phải xin giấy phép nhập khẩu, bao gồm:
– Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
– Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi, khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I,II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
– Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.
Trên đây là các loại thuốc bảo vệ thực vật cần phải xin giấy phép nhập khẩu tại Việt Nam. Khi thực hiện việc nhập khẩu các loại thuốc này, các cá nhân hay tổ chức cần tưhucj hiện đúng theo trình tự, thủ tục đã được quy định sẵn để xin giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật.
– Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:
Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn năm ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, đối với trường hợp không cấp giấy phép thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để các tổ chức, cá nhân biết rõ.