Để tránh việc nhập khẩu những giống thủy sản có hại thì nhà nước ta đã có các quy định về việc những loại giống thủy sản nào được phép nhập khẩu và nếu một doanh nghiệp muốn nhập khẩu giống thủy sản thì cần phải được cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản. Vậy mẫu giấy phép nhập khẩu giống thủy sản theo có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy phép nhập khẩu giống thủy sản là gì?
Trên cơ sở quy định của Luật Thủy sản năm 2017 qui định: “Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống.”
Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháo luật về giống thủy sản thì trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về giống thủy sản đó phải thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; đáp ứng được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố bên cạnh đó thì giống thủy sản phải đảm bảo chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng và được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Điều quan trọng mà pháp luật thủy sản nước ta có quy định để đảm bảo việc giống thủy sản nhập khẩu không gâ ảnh hưởng đến nành nuôi trồng thủy sản nước ta thì giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Việc nhập khẩu giống thủy sản theo như quy định của Luật Thủy sản năm 2017 thì việc tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu giống thủy giản thì cần lưu ý đối với những giống thủy sản không phải xin phép và cũng có những giống thủy sản khi nhập khẩu thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì mới đucợ thực hiện hành vi nhập khẩu giống thủy sản của mình, các trường hợp này được xác định cụ thể:
Thứ nhất, đối với việc nhập khẩu không phải xin phép được thực hiện đối với giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Quản lý giống thủy sản.
Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Thứ hai, đối với việc nhập khẩu phải xin phép được quy định dưới góc độ pháp lý là những giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc Danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT hoặc chưa có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
Như vậy, từ những quy định trên về việc nhập khẩu giống thủy sản thì có thể thấy rằng việc Nhà nước ta quy định về giống thủy sản được nhập phải được đảm bảo là không gây hại, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản của nước ta. Bên cạnh đó, những giống thủy sản nhập khấu thì phải được kiểm dịch và công bố chất lượng rồi thì mới được quy định cho tổ chức cá nhân tự do nhập khẩu mà không phải xin phép, còn đối với những giống thủy sản mới chưa có tên và chưa được kiểm dịch và công bố vô hại thì đặc biện khi muốn nhập khẩu thì phải xin phép Tổng cục Thủy sản nếu như được cấp phép thì mới được nhập khẩu giống thủy sản này.
Mẫu giấy phép nhập khẩu giống thủy sản thể hiện sự cho phép, đồng ý của Nhà nước về việc tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu giống thủy sản theo như quy định của pháp luật hiện hành về những giống thủy sản chưa có tên muốn nhập khẩu thì phải được Tổng cục thủy sản cấp phép. Chủ thể cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản là Tổng cục thủy sản, trực thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mẫu được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thủy sản.
2. Mẫu giấy phép nhập khẩu giống thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
——-
Số: ………/GP-TCTS-……
Hà Nội, ngày … tháng … năm ….
GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU GIỐNG THỦY SẢN
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-TTg ngày … tháng … năm… của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ ….
Căn cứ Nghị định số …./2019/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ đơn đăng ký nhập khẩu số … ngày …. tháng ….. năm …. của (cơ sở) …. và hồ sơ đăng ký nhập khẩu;
Căn cứ kết quả thẩm định ….
Tổng cục Thủy sản đồng ý cấp phép nhập khẩu ….
Tên cơ sở: ….
Địa chỉ trụ sở chính: ….
Số điện thoại: …. Số fax: …. Email: ….
Được phép nhập khẩu giống thủy sản:
- Tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên khoa học: ….
- Số lượng: …
- Kích cỡ: ….
- Quy cách bao gói ….
- Tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu: ….
- Thời gian nhập khẩu: ….
- Địa điểm nhập khẩu: ….
- Mục đích nhập khẩu: ….
Giấy phép này có giá trị đến hết ngày: ….
Cơ sở phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Nơi nhận:
– Cơ sở đăng ký;
– ……;
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
– Lưu: VT,….
Hà Nội, ngày …… tháng …… năm …….
TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy phép nhập khẩu giống thủy sản:
– Số văn bản.
– Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
– Địa danh.
– Tên cơ sở Tổng cục Thủy sản đồng ý cấp phép nhập khẩu đối với giống thủy sản nào…
– Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định.
– Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
– Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
– Quyền hạn, chức vụ của người ký.
– Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
– Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
4. Thủ tục Cấp giấy phép nhập khẩu giống thủy sản:
Theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục xin cấp phép nhập khẩu giống thủy sản
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ gồm
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
– Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
– Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm)
Bước 2: nộp hồ sơ
– Cơ quan nhận hồ sơ: Tổng cục Thủy sản
– Hình thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản thì thực hiện việc nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; và nộp qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Bước 3: cấp gia hạn giấy phép nhập khẩu thủy sản
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
Tổng cục Thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.
Như vậy, để việc nhập khẩu giống thủy sản được diễn ra đúng theo mong muốn của tổ chức, các nhân nhập khẩu giống thủy sản thì tổ chức cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo đúng thời gian quy định của pháp luật. bên cạnh đó thì tổ chức cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ có trong hồ sơ như đã được nêu ở trên và có thể nộp hộ sơ theo hai hình thức đó là nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện về Tổng cục Thủy sản.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản năm 2017
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản