Trả vốn đầu tư là một trong những quá trình vô cùng quan trọng trong hoạt động đầu tư, trả vốn đầu tư được diễn ra khi một cá nhân hoặc một tổ chức đã thực hiện thủ tục đầu tư vào một dự án nhất định. Dưới đây là mẫu giấy nộp trả vốn đầu tư và hướng dẫn cách viết mẫu giấy này có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy nộp trả vốn đầu tư:
GIẤY NỘP TRẢ VỐN ĐẦU TƯ
Lập ngày … tháng … năm …
Thông qua hình thức:
– Chuyển khoản;
– Tiền mặt.
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Tên dự án: …
Mã dự án: …
Chủ đầu tư: …
Tài khoản: …
Tại Kho bạc nhà nước: …
Mã cấp ngân sách: …
Tên dự án: …
Mã dự án: ….
Hoặc người nộp: …
Căn cước công dân số: … Cấp ngày: … Nơi cấp: …
Theo yêu cầu của: …
Tại văn bản số: …
1- Đơn vị nộp trả số vốn đầu tư thuộc kế hoạch … năm … theo chi tiết dưới đây:
Nội dung | Mã nguồn ngân sách | Mã chương trình | Mã ngành kinh tế | Mã nội dung | Số tiền |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
2- Kho bạc nhà nước hạch toán nộp trả vốn đầu tư khi đã quyết toán ngân sách: Thu ngân sách nhà nước theo … Mã chương … Mã ngành …
Tổng số tiền ghi bằng chữ: …
Đơn vị nộp trả
Ngày …. tháng …. năm …
Kế toán trưởng /thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi rõ họ tên)
Người nộp tiền Ngày … (Ký, ghi họ tên) | Kho bạc nhà nước… ghi sổ ngày … Thủ quỹ … Kế toán … Kế toán trưởng … Giám đốc … | Kho bạc nhà nước … ghi sổ ngày … Kế toán … Kế toán trưởng … Giám đốc … |
2. Hướng dẫn cách viết giấy nộp trả vốn đầu tư:
Trong quá trình viết giấy nộp trả vốn đầu tư thì cần phải lưu ý cách trình bày như sau:
– Cần phải trình bày một số thông tin quan trọng bao gồm: Thông tin cơ bản về đơn vị nộp vốn đầu tư, thông tin về kho bạc nhà nước, người nộp tiền, mục đích nộp vốn đầu tư, thông tin chi tiết về dự án đầu tư …;
– Đối với thông tin về đơn vị nộp trả vốn đầu tư, cần phải ghi rõ đầy đủ và chính xác tên của đơn vị trả vốn đầu tư, địa chỉ trụ sở hoặc địa chỉ liên hệ của đơn vị, thông tin liên hệ về số điện thoại hoặc email của đơn vị;
– Đối với thông tin về kho bạc nhà nước hoặc người nộp tiền, cần phải ghi rõ thông tin đề nghị kho bạc nhà nước, số tài khoản được sử dụng để nộp trả vốn đầu tư, nếu đơn vị không phải là kho bạc nhà nước thì cần phải ghi rõ thông tin của người nộp tiền;
– Đối với phần mục đích nộp trả vốn đầu tư, đó có thể là vốn tạm ứng hoặc vốn thực chi;
– Đối với thông tin của dự án, cần phải ghi rõ tên đầy đủ và chính xác của dự án đầu tư, thông tin liên quan tới chủ đầu tư, tên của chủ đầu tư, mã đơn vị quản lý hạch toán ngân sách, thông tin tài khoản, tên của chương trình dự án, các dự án khác có liên quan, số giấy tờ sổ sách chứng từ kế toán, mã số nguồn ngân sách nhà nước, mã số kinh tế của ngành kinh tế liên quan, mã số của Trương ngân sách, mã số của nguồn dự kiến thu tiền, mô tả chi tiết về từng khoản nộp trả vốn đầu tư, số tiền được trả nộp cho từng khoản nhất định;
– Tại mục tổng cộng thì cần phải ghi bằng chữ và bằng số tương ứng, đồng thời trong đơn nộp trả vốn đầu tư cần phải ghi rõ ngày làm đơn, ký tên của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
Giấy nộp trả vốn đầu tư thông thường sẽ được sử dụng trong một số trường hợp liên quan đến việc nộp hoặc trả lại các khoản đầu tư vốn của một số dự án nhất định. Mẫu giấy này thường được áp dụng trong hoạt động quản lý tài chính của các dự án đầu tư, vì vậy việc ghi nhận và sử dụng mẫu giấy nộp trả vốn đầu tư có vai trò vô cùng cần thiết.
3. Các dự án đầu tư có mức vốn đầu tư thế nào thì được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về vấn đề yêu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt như sau:
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định về việc áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm mục đích khuyến khích quá trình phát triển của một số dự án đầu tư có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội;
– Đối tượng áp dụng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt bao gồm các đối tượng sau đây:
+ Dự án đầu tư mới thành lập, trong đó bao gồm cả việc mở rộng dự án đầu tư thành lập mới đó, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng mức vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 1.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian ba năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ;
+ Các dự án đầu tư thuộc ngành nghề đầu tư ưu đãi đặc biệt có quy mô lớn với vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 10.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian 03 năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Mức ưu đãi đầu tư và thời hạn áp dụng ưu đãi đầu tư đặc biệt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai;
– Hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ được thực hiện theo các hình thức quy định cụ thể tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022;
– Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt sẽ không áp dụng với các trường hợp sau đây: Đối với các dự án đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước giai đoạn ngày Luật đầu tư có hiệu lực thi hành, các dự án đầu tư được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 15 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022;
– Chính phủ sẽ trình lên Quốc hội để quyết định áp dụng mức ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong trường hợp nhận thấy cần phải khuyến khích phát triển một dự án đầu tư đặc biệt quan trọng hoặc khuyến khích phát triển một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt khác.
Theo đó thì có thể nói, dự án đầu tư có mức vốn đầu tư dưới đây thì sẽ được hưởng mức ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt. Bao gồm:
+ Dự án đầu tư mới thành lập, trong đó bao gồm cả việc mở rộng dự án đầu tư thành lập mới đó, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng mức vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 1.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian 03 năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Chính phủ;
+ Các dự án đầu tư thuộc ngành nghề đầu tư ưu đãi đặc biệt có quy mô lớn với vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên phải thực hiện thủ tục giải ngân tối thiểu với mức từ 10.000 tỷ đồng trở lên trong khoảng thời gian ba năm được tính bắt đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: