Bảo hiểm xã hội có chế độ quy định cụ thể dành cho lao động nữ khi mang thai. Lao động nữ mang thai được hưởng các quyền lợi, chế độ khám thai theo quy định. Mẫu giấy khám thai được các cơ sở y tế cấp cho người thực hiện thăm khám.
Mục lục bài viết
1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
Lao động nữ khi mang thai được hưởng chế độ khám thai theo quy định tại Điều 32
Chế độ thai sản là một trong năm chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động được hưởng khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thể hiện các quyền lợi tiếp cận về sức khỏe của người được bảo hiểm. Khi mang thai, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ phải thực hiện khám thai định kỳ. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo sức khỏe ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Do đó, chế độ bảo hiểm khi khám thai là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm. BHXH triển khai chế độ này với quy định cụ thể.
Nội dung quy định:
Theo đó, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Quy định cụ thể để thống nhất về số lần nghỉ được tính như thế nào. Từ đó thời gian nghỉ thực hiện theo chế độ được đảm bảo.
Thời gian nghỉ được trừ trong ngày làm việc bình thường của doanh nghiệp. Đây là quyền lợi nghỉ việc hưởng chế độ khám thai chỉ dành cho nhóm đối tượng đặc biệt. Thời gian được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Để đảm bảo ngoài thời gian nghỉ cơ bản, họ được thêm chế độ BHXH chi trả.
Thông thường nghỉ việc sẽ không được nhận lương của ngày đó. Tuy nhiên, xét trên chế độ dành cho người lao động tham gia BHXH thì ngược lại. Người lao động sẽ được nghỉ và vẫn nhận được lương.
Chế độ thai sản:
Để được hưởng chế độ khám thai, phải cung cấp cho cơ quan bảo hiểm các căn cứ xác nhận. Do đó, lao động nữ mang thai cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh cho việc khám thai. Trong đó, không thể thiếu giấy khám thai được cơ sở y tế xác nhận.
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội tuân thủ các quy định tại Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật liên quan. Được thực hiện bởi các cơ sở y tế đạt tiêu chuẩn theo quy định.
2. Quy định giấy khám thai hưởng BHXH:
Để được hưởng chế độ thai sản, người lao động cần cung cấp giấy tờ xác minh có liên quan. Gắn với hoạt động làm việc và đóng BHXH tại doanh nghiệp. Cùng với xác nhận khám thai ở các cơ sở y tế đạt yêu cầu.
– Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập:
Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập trong hoạt động quản lý lao động. Nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và danh sách đề nghỉ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có chế độ thai sản. Xác nhận với quyền lợi của đối tượng khi tham gia BHXH trong doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Mẫu giấy được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 07 ban hành kèm theo thông tư 56/2017/BYT. Trong đó, cung cấp các thông tin về cơ sở y tế, thông tin người thực hiện thăm khám. Cùng với xác nhận của cơ sở đúng thẩm quyền. Việc phối hợp của các cơ sở, cung cấp các giấy tờ liên quan giúp thực hiện hiệu quả công tác khám thai. Cũng như nghỉ làm đúng mục đích, nhận chế độ thai sản tương ứng.
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội không phải người lao động tự thực hiện mà do người sử dụng lao động và bác sĩ, y sĩ cấp. Do vậy mà người lao động cần có kiến thức cơ bản về hồ sơ hưởng chế độ khám thai. Để thực hiện đúng các chế độ, tiến hành khám thai và nhận các hỗ trợ từ các chủ thể liên quan.
Mẫu giấy này được cấp cho người lao động nhằm xác nhận việc khám, chữa bệnh để hưởng chế độ bảo hiểm thai sản. Và nộp về doanh nghiệp để làm
3. Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc để khám thai:
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Liên số 1 ………. Mẫu Số:……….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ………. ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………… ; Giới tính: ……………. Đơn vị làm việc: ………. II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ………. Số ngày nghỉ: ………….. (Từ ngày ……..đến hết ngày………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha: …………. – Họ và tên mẹ: ……………
| Liên số 2 …………. Mẫu Số:…………….. Số:………………/KCB Số seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN I. Thông tin người bệnh Họ và tên: ………… ngày sinh ……./…… /……. Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:……….. ; Giới tính: …………….. Đơn vị làm việc: …………. II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị ………….. Số ngày nghỉ: ………… (Từ ngày …………..đến hết ngày……………..) III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi) – Họ và tên cha: ………… – Họ và tên mẹ: …………..
|
Mẫu giấy này có tên là: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Đây là giấy được cơ sở y tế cấp để người lao động nhận được các chế độ thai sản trong quyền lợi. Khi đi khám thai, người lao động cần được nhận giấy chứng nhận này từ cơ sở y tế thực hiện thăm khám.
4. Hồ sơ hưởng chế độ khi khám thai:
Các quyền lợi này được nhận kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng. Do vậy mà cơ quan BHXH không yêu cầu với thủ rục rườm rà. Nội dung này được quy định trong Điều 4, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN được ban hành kèm theo quyết định 166/QĐ-BHXH. Quy định và hướng dẫn quy trình giải quyết, thực hiện các chế độ cho người lao động.
Trong đó, lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chế lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập. Đây là danh sách nhận ở doanh nghiệp khi người lao động xin nghỉ để khám thai. Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp danh sách để người lao động nhận được chế độ thai sản của họ.
+ Và các loại giấy tờ sau đây:
– Trường hợp điều trị nội trú:
Điều trị nội trú tức là phải thực hiện thủ tục nhập viện để thăm khám, điều trị chuyên sâu. Do đó, thời gian thực hiện điều trị không chỉ kéo dài 1 hay 2 ngày như điều trị ngoại trú. Khi được ra viện, người lao động nhận được Giấy ra viện do cơ sở y tế cấp. Và họ cần nộp Bản sao giấy ra viện là một giấy tờ cần có.
Trong trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh: Hoạt động chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện. Để đảm bảo xác nhận cơ sở y tế nơi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Xác định đúng mục đích, ý nghĩa của thời gian khám, chữa bệnh.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
Cần nộp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp. Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú. Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động được phục hồi trước khi tham gia trở lại vào lao động.
Các giấy tờ nhằm xác định thời gian thăm khám, thời gian điều trị và nghỉ đúng chế độ thai sản. Khi đó, đảm bảo người lao động được nhận đúng chế độ thai sản cho khoảng thời gian nghỉ của họ.
Kết luận với hồ sơ cần cung cấp để người lao động được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
+ Danh sách 01B-HSB do người sử dụng lao động lập.
+ Các giấy tờ chứng nhận trong hoạt động điều trị nội trú hoặc ngoại trú do cơ sở y tế cấp.
Các quy định của BHXH đảm bảo hiệu quả phối hợp của các cơ quan có trách nhiệm, quyền hạn. Từ đó giúp người lao động nhận được đúng quyền lợi trong chế độ nghỉ thai sản của họ.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
– QĐ 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình giải quyết các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN.