Giống cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng, giống cây trồng có tác dụng giúp tăng sản lượng, tăng chất lượng, tăng năng suất, thay đổi cơ cấu cây trồng. Dưới đây là mẫu giấy khai báo giống cây trồng có ít nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch thực vật nội địa có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy khai báo giống cây trồng có ích nhập khẩu:
Mẫu giấy khai báo giống cây trồng có ích nhập khẩu hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
GIẤY KHAI BÁO GIỐNG CÂY TRỒNG HOẶC SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
Kính gửi: Cơ quan Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương …
Tổ chức/ Cá nhân: …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
Fax: …
Email: …
Nhập khẩu và đưa vào gieo trồng trên địa bàn tỉnh … các loại giống cây trồng hoặc sinh vật có ích sau:
STT | Tên giống cây trồng hoặc sinh vật có ích nhập khẩu | Xuất xứ | Đơn vị tính | Số lượng | Địa điểm gieo trồng hoặc thử nghiệm | Thời gian nhập khẩu | Giấy cấp phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu số/ngày |
Tổ chức/Cá nhân khai báo
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
2. Quy định về nhập khẩu giống cây trồng như thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về quyền đối với giống cây trồng. Theo đó, quyền đối với giống cây trồng được xem là quyền của các tổ chức và cá nhân đối với giống cây trồng mới do chính họ tạo ra hoặc phát hiện, phát triển hoặc được hưởng quyền bởi các chủ thể khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật trồng trọt năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt. Trong đó bao gồm:
– Hành vi sản xuất, buôn bán, nhập khẩu các loại giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc quyết định tự công bố lưu hành, ngoại trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
– Hành vi sản xuất, buôn bán, nhập khẩu các loại giống cây trồng, vật tư phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, phân bón và các sản phẩm cây trồng giá, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo đó thì có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu giống cây trồng là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật trồng trọt năm 2018 có quy định về vấn đề nhập khẩu giống cây trồng. Theo đó:
– Giống cây trồng, hạt bố mẹ được sử dụng để sản xuất ra hạt lai của giống cây trồng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định công nhận lưu hành trên thực tế hoặc tự công bố lưu hành, hạt giống bố mẹ được sử dụng để sản xuất ra hạt lai phục vụ cho hoạt động xuất khẩu sẽ được quyền nhập khẩu, quá trình nhập khẩu giống cây trồng trong trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại và pháp luật về quản lý ngoại thương. Trong trường hợp nhập khẩu giống cây trồng được sử dụng để phục vụ cho mục đích mua bán thì bắt buộc phải có thành phần hồ sơ tài liệu đáp ứng được đầy đủ quy định tại Điều 23, Điều 26 của Luật trồng trọt năm 2018;
– Giống cây trồng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành sẽ chỉ được phép thực hiện thủ tục nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khảo nghiệm, quảng cáo phải phục vụ cho hoạt động triển lãm, trao đổi quốc tế, đồng thời phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp Phát triển nông thôn cho phép;
– Các loại giống cây trồng nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, mua bán bắt buộc phải được thực hiện thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực trồng trọt trực thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện, đồng thời cần phải đạt đầy đủ yêu cầu về chất lượng, ngoại trừ một số trường hợp cơ bản sau đây:
+ Hạt bố mẹ được sử dụng để sản xuất hạt lai của giống cây trồng;
+ Giống cây trồng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành nhập khẩu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế, đồng thời được sự cho phép của Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn;
+ Giống cây trồng tạm nhập tái xuất, các loại giống cây trồng quá cảnh, chuyển khẩu;
+ Các loại giống cây trồng được gửi tại kho ngoại quan.
– Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về quy trình, trình tự và thủ tục kiểm tra nhà nước trong chất lượng đối với giống cây trồng nhập khẩu.
3. Thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu giống cây trồng:
Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Theo đó, quy trình cấp giấy phép nhập khẩu cây trồng sẽ được thực hiện theo một số giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu xin cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 94/2019/NĐ-CP. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
– Văn bản đề nghị xin cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
– Tờ khai kĩ thuật được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy chứng nhận đầu tư, chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân đối với cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký nhập khẩu giống cây trồng;
–
– Giấy xác nhận, giấy mời tham gia hội chợ triển lãm của các đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để tham gia vào hội chợ, triển lãm.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phải nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cục trồng trọt. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cục trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành tổ chức thẩm định hồ sơ, thông báo cho các tổ chức và cá nhân trong trường hợp thành phần hồ sơ cần phải sửa đổi và bổ sung theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức và cá nhân không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian 90 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp lại hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, sau đó tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng cho người nộp hồ sơ, được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định (hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP), sau đó tiếp tục đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn, trong trường hợp không cấp thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch thực vật nội địa;
– Luật Trồng trọt 2018;
– Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
– Nghị định 130/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2019/NĐ-CP và Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: