Khi kết nạp vào Đảng thì người kết nạp phải có đầy đủ những điều kiện được quy định theo Điều lệ Đảng. Khi giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời phải có mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời là gì?
Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời là mẫu giấy được Đảng viên lập ra để giới thiệu cho Đảng viên mới vào sinh hoạt Đảng tạm thời theo quy định của Điều lệ Đảng.
Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời là mẫu giấy được lập ra với mục đích để giới thiệu cho Đảng viện mới sinh hoạt tạm thời.
Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời nêu rõ những thông tin về người được giới thiệu và ngày, tháng, năm vào Đảng, những giấy tờ, tài liệu kèm theo…
2. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————-
ĐẢNG BỘ CƠ SỞ .……
CHI BỘ …
SỐ SĐV ……
Số TĐV: …
Số LL: …….
GIẤY GIỚI THIỆU
SINH HOẠT ĐẢNG TẠM THỜI
Kính gửi: ……(1)
Đề nghị giới thiệu S.H.Đ cho đồng chí ……. Bí danh ……(2)
Sinh ngày …… tháng …… năm………….. vào Đảng ngày …… tháng …… năm…….(3)
Chính thức ngày …… tháng …… năm………….. đã đóng Đảng phí hết tháng ……(4) được sinh hoạt đảng ở tổ chức cơ sở đảng ……
Hồ sơ kèm theo ……(5)
Số ………………… GTSHĐ KÍNH CHUYỂN ………………………………………………….. Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí……….. ……………………………………………………. Ngày …… tháng …… năm…….. T/M ĐẢNG ỦY………………… | Ngày …… tháng …… năm………….. T/M CHI ỦY CHI BỘ……………………….. |
Số ………………… GTSHĐ KÍNH CHUYỂN ………………………………………………….. Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí……….. ……………………………………………………. Ngày …… tháng …… năm…….. T/M ĐẢNG ỦY………………… | Số ………………… GTSHĐ CHI ỦY CHI BỘ ………………………………………………….. Đã nhận và báo cho đồng chí……………………. Được SHĐ kể từ ngày ……tháng……năm….. T/M CHI ỦY CHI BỘ……………………….. |
b) Mặt sau giấy giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời:
Số SĐV……………… CHI ỦY CHI BỘ ………………………………………………….. Kính gửi: ………………………………………….. Đề nghị giới thiệu đồng chí …………………….. Đã đóng đảng phí hết tháng……..năm………… Được trở về sinh hoạt đảng ở …………………. …………………………………………………….. Ngày …… tháng …… năm………….. T/M CHI ỦY CHI BỘ………………. | Số ………………… GTSHĐ KÍNH CHUYỂN ………………………………………………….. Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………. …………………………………………………….. Hồ sơ kèm theo …………………………………. …………………………………………………….. Ngày …… tháng …… năm………….. T/M ĐẢNG ỦY..………..…………. |
Số ……………GTSHĐ KÍNH CHUYỂN ………………………………………………….. Chi ủy chi bộ ……………………………..………. Tiếp nhận đồng chí ……………………………….. về sinh hoạt đảng. Ngày …… tháng …… năm………….. T/M ĐẢNG ỦY..………..…………. | Số SĐV……………… CHI ỦY CHI BỘ ………………………………………………….. Đề nghị nhận và báo cho đồng chí …………… Được SHĐ kể từ ngày …… tháng……năm….. Ngày …… tháng …… năm………….. T/M CHI ỦY CHI BỘ………………. |
Cấp ủy cơ sở nơi đảng viên SHĐ tạm thời ghi thời gian gia hạn | Lưu tại văn phòng cấp ủy cơ sở |
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên người được giới thiệu
(3): Điền ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm vào Đảng
(4): Điền ngày chính thức
(5): Điền hồ sơ kèm theo
4. Quy định liên quan đến sinh hoạt Đảng:
– Cơ sở pháp lý:
* Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại):
– Người vào Đảng phải:
+ Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
+ Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
+ Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
– Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
– Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
* Người giới thiệu phải có những điều kiện sau:
+ Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
+ Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
* Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng ( Điều 4 Quy định thi hành điều lệ Đảng)
– Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
– Đảng viên giới thiệu người vào Đảng. Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
– Trong trường hợp nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
– Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
– Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
+ Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
+ Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
* Về kết nạp lại người vào Đảng
Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
+ Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.
+ Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
– Đối tượng không xem xét kết nạp lại. Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
* Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời được thực hiện như sau:
+ Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.
+ Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.
– Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời, đảng viên phải báo cáo với cấp ủy đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.
– Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.
Cấp ủy viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp ủy viên nơi sinh hoạt chính thức.
– Nếu có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khóa ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị thành viên trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng ủy nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi ủy, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.
Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao.
* Chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước.
Việc quản lý, chuyển sinh hoạt đảng, tổ chức sinh hoạt đảng cho đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và một số quy định sau đây:
+ Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước, khi hết thời hạn dự bị phải làm
+ Đối với những địa bàn ở ngoài nước có hoàn cảnh đặc biệt, không đủ 3 đảng viên chính thức để lập chi bộ thì có thể được thành lập chi bộ sinh hoạt dự bị (gồm 3 đảng viên trở lên, kể cả đảng viên chính thức và dự bị), cấp ủy cấp trên chỉ định bí thư chi bộ.
+ Chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ và nhiệm vụ của đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
* Chuyển sinh hoạt đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, đảng bộ.
– Khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao, thành lập mới, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, đảng bộ từ đảng bộ này sang đảng bộ khác trong hoặc ngoài đảng bộ tỉnh (và tương đương) thì cấp ủy cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên; cấp ủy cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đến có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận tổ chức và sinh hoạt đảng cho đảng viên.
Như vậy, việc giới thiệu sinh hoạt Đảng tạm thời phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục được quy định theo Điều lệ Đảng cũng như người được giới thiệu phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định.