Sinh hoạt chi bộ là một trong những hoạt động của tập thể toàn thể đảng viên quan trọng, để bàn bạc và thảo luận đưa ra quyết định về giải pháp hoặc chủ trương nào trong xây dựng Đảng nói chung, xây dựng chi bộ nói riêng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng là gì?
Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc : tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng là mẫu giấy ghi thông tin của người được giới thiệu kèm theo nội dung giới thiệu sinh hoạt Đảng
Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng (Mẫu 1-SHĐ) là mẫu giấy giới thiệu mới nhất được lập ra để giới thiệu cho các đồng chí khác tham gia vào sinh hoạt Đảng
2. Mẫu giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng:
Nội dung của Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng
ĐẢNG BỘ, ……….……………………
CHI BỘ ……….…………………………
Số SĐV: …
CT
Số TĐV: …………………………
Số LL: …………………………..
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————-
GIẤY GIỚI THIỆU SINH HOẠT ĐẢNG
Kính gửi: ……
Đề nghị giới thiệu cho đồng chí ……. Bí danh …….
Sinh ngày ……… tháng …… năm………. vào Đảng ngày ………… tháng …… năm….
Chính thức ngày …… tháng …… năm………. đã đóng Đảng phí hết tháng …… năm….
được sinh hoạt đảng ở đảng bộ (chi bộ) cơ sở …….
Hồ sơ kèm theo.……
Số ………………… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
……
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
……
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ………………………………
Ngày …… tháng …… năm…………..
T/M CHI ỦY CHI BỘ………………………..
Số ………… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
………
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
………
Kèm theo……
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ……
Số ……… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
……
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
……
Kèm theo………
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M …
b) Mặt sau giấy giới thiệu sinh hoạt đảng chính thức:
Số ……… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
……
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
Kèm theo…………………………………………
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ……
Số ……… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
……
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
……
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ………
Số ……… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
………
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
………
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ……
Số ………………… GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
………
Đề nghị nhận và GTSHĐ cho đồng chí………..
………
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ………
Số … GTSHĐ
KÍNH CHUYỂN
CHI ỦY CHI BỘ……
Giới thiệu cho đồng chí …… được sinh hoạt Đảng.
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M ……
Số …… SĐV
CHI ỦY CHI BỘ
………
Đã nhận và báo cho đồng chí…….. được sinh hoạt Đảng kể từ ngày …….. tháng ………….năm ……
Ngày …… tháng …… năm……..
T/M CHI ỦY……
Ghi xong chuyển giấy này lên văn phòng Đ.U.C.S
3. Hướng dẫn viết giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng:
– Thông tin người được giới thiệu: tên, năm sinh, ngày vào Đảng, sinh hoạt đảng bộ tại cơ sở nào?
– Nội dung xin chuyển sinh hoạt Đảng
4. Một số quy định liên quan:
4.1. Nguyên tắc tổ chức Đảng:
– Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
– Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy).
– Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ
– Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
– Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
– Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
– Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước.
– Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam theo quy định tại Chương VI. Việc lập tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
– Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định lập hoặc giải thể đảng bộ, chi bộ trực thuộc.
Như vậy, khi tiến hành tổ chức Đảng phải tuân thủ nguyên tắc: cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ
4.2. Nội dung sinh hoạt chi bộ:
Sinh hoạt thường kỳ
Dựa vào Điều lệ Đảng và tình hình, đặc điểm, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị từng tháng của chi bộ cùng với định hướng theo cấp trên, về cơ bản có những nội dung sau:
– Đối với công tác về chính trị, tư tưởng
+ Có những nội dung về thời sự ở trong nước và quốc tế, ngoài ra còn có nội dung về tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của chi bộ để thông qua đó phổ biến và trao đổi.
+ Kịp thời chủ động thông báo những văn bản, chủ trương của Nhà nước, Đảng, tổ chức đảng, chính quyền, cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội từ các cấp phổ biến trong chi bộ.
+ Đánh giá về tình hình trong tư tưởng của mỗi đảng viên cho tới quần chúng mà thuộc phạm vi lãnh đạo chi bộ, cùng những vấn đề chi bộ quan tâm. Qua đó định hướng những tư tưởng và nhận thức kịp thời cho đảng viên
– Trong thực hiện các nhiệm vụ về chính trị
+ Nêu đánh giá về kết quả trong công tác lãnh đạo về nhiệm vụ chính trị từng tháng tại chi bộ, qua đó chỉ rõ những hạn chế, ưu điểm và nhược điểm, nguyên nhân để tìm ra phương hướng khắc phục
+ Đánh giá về việc thực hiện các Nghị quyết về tăng cường xây dựng, ngăn chặn, chỉnh đốn, đẩy lùi những suy thoái về chính trị, lối sống, đạo đức. Đồng thời đẩy mạnh tích cực học tập, cùng nhau làm theo đạo đức tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh.
+ Đảng viên đối với những người đứng đầu đánh giá, liên hệ về việc thực hiện các nội dung cam kết đúng quy định, cùng với đó là cần là tấm gương trong việc chống chạy quyền, chạy chức, chống chủ nghĩa cá nhân và quan liêu gây ra việc mất niềm tin, xa rời quần chúng
+ Tự xác định về nhiệm vụ, biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo và phân công cho đnagr viên về nhiệm vụ trong tháng tiếp theo
+ Đưa ra kết quả trong lãnh đạo chính quyền và đoàn thể chính trị – xã hội
Sinh hoạt chuyên đề
Dựa vào Điều lệ Đảng và tình hình, đặc điểm, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị từng tháng của chi bộ cùng với định hướng theo cấp trên, thì ít nhất là mỗi quý cần tổ chức sinh hoạt một lần, về cơ bản có những nội dung sau:
+ Cần học tập, làm theo đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh theo định hướng từ Trung ương, cấp ủy, tổ chức của đảng cấp trên.
+ Đề cập những phương hướng giải quyết để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực về công tác của mỗi cán bộ, đảng viên
+ Triển khai thực hiện các chỉ thị, quy định, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có mối liên hệ trực tiếp tới sự chỉ đạo, lãnh đạo từ chi bộ
+ Đưa ra các giải pháp để khắc phục, phòng, chống những biểu hiện suy thoái trong đạo đức, lối sống, tư tưởng chính trị.
+ Các công tác trong xây dựng hệ thống về chính trị, xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực,…
+ Nâng cao về chất lượng và hiệu quả trong công tác chuyên môn
+ Giáo dục về truyền thống cách mạng, địa phương, đơn vị, cơ quan đối với cán bộ và đảng viên
+ Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm của chi bộ mà có thêm một số nội dung khác.
Như vậy, đối với sinh hoạt chi bộ sẽ có sinh hoạt thường kỳ và sinh hoạt chuyên đề được quy định như sau: Có những nội dung về thời sự ở trong nước và quốc tế, ngoài ra còn có nội dung về tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của chi bộ để thông qua đó phổ biến và trao đổi; Đánh giá về việc thực hiện các Nghị quyết về tăng cường xây dựng, ngăn chặn, chỉnh đốn, đẩy lùi những suy thoái về chính trị, lối sống, đạo đức; Đề cập những phương hướng giải quyết để nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực về công tác của mỗi cán bộ, đảng viên,..v..v..