Cùng với Đơn xin vào Đảng, mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng là một trong những căn cứ để xác định những đoàn viên ưu tú bước vào hàng ngũ Đảng viên.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Giấy giới thiệu người vào Đảng là gì?
– Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những chiến sĩ cách mạng thuộc đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng viên luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân lao động và giai cấp công nhân lên trên lợi ích cá nhân, suốt đời sẽ phấn đấu cho lý tưởng, mục đích của Đảng; lao động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; là người có đạo đức, lối sống lành mạnh và luôn chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, các nghị quyết của Đảng và chấp hành pháp luật của Nhà nước; có sự gắn bó mật thiết với nhân dân đồng thời là người phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, luôn giữ gìn đoàn kết và thống nhất trong Đảng.
– Mẫu giấy này được viết trực tiếp bởi một Đảng viên khác được phân công theo dõi quần chúng nắm rõ được những ưu, điểm về đạo đức, phong thái rèn luyện của Đoàn viên tại các cơ sở hoặc địa phương, trình lên cơ quan có thẩm quyền gửi lên chi ủy để xem xét quyết định kết nạp vào Đảng.
– Là một loại giấy tờ phổ biến, song không phải ai, thậm chí những người nằm trong đội ngũ Đảng viên xuất sắc cũng đủ năng lực và quyền hạn để viết mẫu giới thiệu người vào Đảng. Theo quy định, chủ thể viết giấy giới thiệu người vào Đảng phải là Đảng viên chính thức, từng học tập, công tác cùng với người được giới thiệu ít nhất trong vòng 12 tháng ở cùng một đơn vị, cơ sở thuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng bộ hoặc một chi bộ cơ sở.
–
Mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng là mẫu giấy được lập ra để ghi chép về việc giới thiệu người vào Đảng. Mẫu giấy nêu rõ thông tin người xin vào Đảng.
2. Mẫu Giấy giới thiệu người vào Đảng:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
——o0o——-
GIẤY GIỚI THIỆU
Người ưu tú vào Đảng
Kính gửi
– Chi ủy:………….
– Đảng ủy ……….
Tên tôi là: , sinh ngày…….. tháng……… năm ……
Vào Đảng ngày….. tháng….. năm……, chính thức ngày……. tháng……. năm……..
Chức vụ hiện nay trong Đảng: , chính quyền , đoàn thể
Quê quán:
Đang sinh hoạt tại chi bộ
Ngày………tháng……….năm………..được chi bộ phân công giáo dục, giúp đỡ quần chúng
phấn đấu vào Đảng; nay xin báo cáo chi bộ những vấn đề chủ yếu về người phấn đấu vào Đảng như sau:
– Về lý lịch:
Những đặc điểm chính cần lưu ý:
– Những ưu, khuyết điểm chính:
(Về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng)
Đối chiếu tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp đảng viên, tôi giới thiệu với chi bộ xem xét, đề nghị kết nạp quần chúng vào Đảng.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Đảng về sự giới thiệu của mình.
………….,ngày….tháng……năm 20………
Đảng viên giới thiệu
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu Giấy giới thiệu người vào Đảng:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu giấy giới thiệu người vào Đảng
– Đảng viên giới thiệu (Ký và ghi rõ họ tên)
– gửi đơn lên Đảng ủy, Chi ủy
4. Một số quy định của pháp luật về giới thiệu người vào Đảng:
4.1. Giới thiệu và kết nạp người vào Đảng:
– Việc giới thiệu và kết nạp người vào Đảng theo điều lệ Đảng được quy định tại Mục 3 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:
Tại (Khoản 1): Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xem xét, ra nghị quyết giới thiệu đoàn viên vào Đảng.
– Tại (Khoản 2): Đảng viên giới thiệu người vào Đảng. Là đảng viên chính thức, cùng công tác, lao động, học tập ít nhất 12 tháng với người được giới thiệu vào Đảng trong cùng một đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở.
Nếu đảng viên giới thiệu người vào Đảng chuyển đến đảng bộ, chi bộ cơ sở khác, bị kỷ luật hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng thì chi bộ phân công đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp đỡ người vào Đảng (không nhất thiết đảng viên đó cùng công tác, lao động, học tập với người vào Đảng ít nhất 12 tháng).
– Tại (Khoản 3): Vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện nay của người vào Đảng thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
– Tại (Khoản 4): Việc kết nạp người vào Đảng ở nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ.
a) Cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng giao cho chi bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phân công đảng viên chính thức tuyên truyền, giúp đỡ người vào Đảng. Khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn thì chi bộ nơi có đảng viên giúp đỡ người vào Đảng đang sinh hoạt làm thủ tục đề nghị kết nạp theo quy định.
b) Việc kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.
– Về kết nạp lại người vào Đảng
– Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.
b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xóa án tích), làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền (huyện ủy và tương đương) xem xét, quyết định.
c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 Điều lệ Đảng.
– Đối tượng không xem xét kết nạp lại. Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án vì tội tham nhũng; bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên.
– Chỉ kết nạp lại một lần.
– Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.
Như vậy, có thể thấy việc giới thiệu Đảng viên cũng được quy định thực hiện sát sao và kĩ càng để chọn ra những người ưu tú vì Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là những chiến sĩ cách mạng thuộc đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng viên luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân lao động và giai cấp công nhân lên trên lợi ích cá nhân, suốt đời sẽ phấn đấu cho lý tưởng, mục đích của Đảng; lao động và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; là người có đạo đức, lối sống lành mạnh và luôn chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, các nghị quyết của Đảng và chấp hành pháp luật của Nhà nước; có sự gắn bó mật thiết với nhân dân đồng thời là người phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, luôn giữ gìn đoàn kết và thống nhất trong Đảng.
4.2. Những trường hợp không được vào Đảng:
Theo Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011thì:
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04 của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:
+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú do cấp ủy cơ sở xác nhận.
Theo Quy định số 57-QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, tại khoản 2 Điều 2 (về quan hệ gia định) đã quy định, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:
“Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:
– Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.
– Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương đương của các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên”.
– Theo như các quy định trên, khi muốn được xem xét kết nạp Đảng thì cần có lý lịch của bố mẹ cần được làm rõ vấn đề lịch sử chính trị, chấp hành đường lối, pháp luật của Nhà nước.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu Giấy giới thiệu người vào Đảng (Mẫu 19-KNĐ), Hướng dẫn làm Mẫu Giấy giới thiệu người vào Đảng (Mẫu 19-KNĐ) chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.