Người công giáo muốn kết hôn phải làm phép rửa tội, phải được Cha tiến hành thủ tục điều tra Hôn Nhân và tổ chức hôn nhân dưới sự chứng giám của cha xứ và linh mục.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo là gì?
Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. Định nghĩa về hôn nhân khác nhau trên khắp thế giới, không chỉ giữa các nền văn hóa và giữa các tôn giáo, mà còn trong suốt lịch sử của bất kỳ nền văn hóa và tôn giáo nào
Mẫu giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo đi kết hôn là mẫu giấy được lập ra để giới thiệu người công giáo đi kết hôn giới thiệu đến Cha, để Cha tiến hành thủ tục điều tra Hôn Nhân. Mẫu giấy giới thiệu được linh mục phụ trách lập ra gửi đến Cha Quản xứ Giáo xứ và đã nêu rõ thông tin người công giáo đi kết hôn gồm họ tên, năm sinh và thuộc giáo phạn nào
2. Giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo:
Nội dung cơ bản của giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo như sau:
GIÁO PHẬN ……..
Giáo hạt: ……
Giáo xứ: ……
GIẤY GIỚI THIỆU KẾT HÔN
(Người Công giáo đi kết hôn nơi khác)
Kính gửi: Cha Quản xứ Giáo xứ:
Giáo phận: ……….
Có anh/chị:……….
Sinh ngày…tháng…năm…
Tại: ………
Con ông: ……..
Và bà: ………
Đã chịu phép Rửa tội ngày…tháng…năm…
Người Rửa tội: ………..
Tại Giáo xứ: ……….. Giáo phận: ……….
Thêm sức tại Giáo xứ: ………. Giáo phận: ……….
Địa chỉ: ….
Thuộc Giáo xứ: ……Giáo phận: ….
Muốn Kết Hôn
với anh/chị:……..
Sinh ngày…tháng…năm… …..
Con ông: …….
Và bà: …….
Địa chỉ: …….
Thuộc Giáo xứ của Cha.
Theo sự tìm hiểu ban đầu của con, anh/chị ………………..vẫn còn thong dong để kết hôn.
Xin giới thiệu đến Cha, để Cha tiến hành thủ tục điều tra Hôn Nhân.
Xin chân thành cảm ơn Cha!
……….., ngày…tháng…năm…
Linh mục phụ trách
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo:
– Tên giấy: Giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo
– Thông tin người kết hôn và người đi kết hôn thuộc Giáo phận:
Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, con ông…, con bà…,
Đã chịu phép Rửa tội ngày…tháng…năm…
Người Rửa tội
Tại Giáo xứ, Giáo phận
Thêm sức tại Giáo xứ, Giáo phận
Địa chỉ
Thuộc Giáo xứ, Giáo phận.
– Linh mục phụ trách ký tên
4. Quy định về hôn nhân theo Công giáo:
Căn cứ theo Giáo luật về hôn nhân đã quy định như sau:
Theo sự quy định của Giáo luật 1983 vè những đặc tính chính yếu của hôn nhân
Điều 1056: “Những đặc tính căn bản của hôn phối là sự duy nhất và bất khả phân ly. Nhờ tính cách bí tích, những đặc tính ấy được kiện toàn đặc biệt trong hôn phối kitô giáo”.
Đặc tính chính yếu của hôn nhân là duy nhất và bất khả phân ly phải được hiểu trong văn mạch của tính cách Bí tích của định chế hôn nhân, được xác định như một cộng đoàn thâm sâu cảu toàn thể đời sống. Hôn nhân tự nhiên cũng luôn hướng về tính cách duy nhất, nghĩa là một vợ một chồng, không chấp nhận chế độ đa phu hay đa thê, vì tự bản chất, hôn nhân không thể thực hiện cách hữu hiệu trong trường hợp hôn nhân đa phu hay đa thê. Hơn nữa, sự nuôi nấng và giáo dục con cái cũng không htẻ htực hiện tốt đẹp hoàn hảo, ngay cả khi theo chế độ mẫu hệ.
Đặc tính bất khả phân ly, không những là đặc tính chính yếu nhưng còn cần thiết cho khế ước hôn nhân. Giáo lý công giáo tin rằng đặc tính này đã xuất hiện từ thời kỳ đầu của Giáo hội. Đặc tính này cũng để chống lại với quan niệm hôn nhân của người Roma. Đặc tính bất khả phân ly của định chế hôn nhân được dặt nền tảng trên lời giáo huấn của Đức Kitô ghi trong Tin mừng Mt 19,6.
Điều 1057
1: “Hôn nhân thành tựu do sự ưng thuận của đôi bên, được phát biểu hợp lệ giữa những người có khả năng pháp luật; dự ưng thuận ấy không thể thay thế bởi bất cứ một thế lực nhân loại nào”.
2 “Sự ưng thuận kết hôn là một hành vi của ý chí, do đó, người nam và người nữ trao thân cho nhau và chấp nhận nhau để tạo lập hôn nhân, bằng một giao ước không thể thu hồi lại”.
Cần có sự ưng thuận của hai người nam nữ, bởi vì hôn nhân là định chế đặc biệt của đời sống. Nó đòi hỏi sự trao đổi ưng thuận phải là một hành vi tự do của ý muốn hai bên, không phải do bên ngoài như của cha mẹ hay người giám hộ.
Trong khoản 2 của điều 1057 qui định sự ưng thuận kết hôn phải được trình bày hợp pháp. Tức là hành vi bên trong của ý muốn phải được biểu lộ ra bên ngoài bằng “lời nói hay thía độ”, nhưng phải theo những qui định hợp pháp. Những hình thức này được đưa vào Giáo luật cũng như trong qui định của dân luật cho thấy rằng hôn nhân không phải chỉ là vấn đề riêng tư, nhưng là tương quan với xã hội và Giáo hội. Hầu hết các quốc gia đều qui định các qui tắc có liên quan tới hôn nhân.
Vào đầu thế kỷ thứ I, thánh Ignatio thành Antiokia bắt buộc các kitô hữu phải đến trình diện với vị Giám mục để lãnh nhận lời chúc phúc khi kết hôn, mặc dù vào thời kỳ đó việc này không đòi hỏi để hôn nhân thành sự. Điều kiện đòi phải bày tỏ sự ưng thuận theo hình thức pháp luật, được qui định trong chương V. từ điều 1108 đến điều 1123.
Quyền được kết hôn: mặc dù quyền kết hôn là một trong những quyền căn bản nhất của con người nhưng không tuyệt đối. Việc qui định điều kiện cần phải có để được phép kết hôn thuộc thẩm quyền của luật pháp quốc gia và luật Giáo hội, vì lợi ích của đôi vợ chồng, lợi ích của các con và lợi ích của cộng đoàn xã hội. Điều kiện để kết hôn thành sự là đương sự phải tự do kết hôn, không vướng mắc những ngăn trở mà Luật đã đưa ra, ví dụ như phải đủ tuổi mới được phép kết hôn, không mắc bệnh hoa liễu, HIV,…
Điều 1083
Điều 1083 qui định về tuổi để kết hôn:
1. “Người nam chưa đủ 16 tuổi, người nữ chưa đủ 14 tuổi không thẻ kết hôn hữu hiệu”.
2. “Hội đồng Giám mục có quyền ấn định tuổi lớn hơn để kết hôn hợp pháp”.
– Dân luật về Hôn nhân và Gia đình qui định: Nam từ đủ 20 tuổi trở nên, nữ từ đủ 18 tuổi trở nên mới được phép kết hôn
Ngăn trở làm cho hôn nhân vô hiệu theo Giáo luật
1. Theo dân luật về hôn nhân và gia đình
a/. Một trong hai người vẫn còn bị ràng buộc bởi một hôn nhân có trước rồi (đ.5/2c).
b/. Một trong hai người chưa tới tuổi tối thiểu do luật pháp qui định (đ.8/1).
c/. Bị ép buộc không được tự do kết hôn (đ.5/2e).
d/. Đang mắc bệnh tâm thần, không có đủ khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu (đ.7b).
e/. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha cùng mẹ (đ.7c).
f/. Giữa
g/. Mắc bệnh hoa liễu, AIDS (đ.7c. Nghị định 184/CP).
2. Theo sự quy định của Giáo luật:
Điều 1085
1. “Người còn bị ràng buộc bởi một hôn nhân trước, cho dù chưa hoàn hợp, không thể kết hôn hữu hiệu”.
2. Cho dù hôn phối trước vô giá trị hay bị đoạn tiêu vì bất cứ lý do nào, nhưng không thể vì thế mà được phép kết hôn lại khi chưa biết cách chắc chắn và hợp lệ sự vô hiệu hoặc sự đoạn tiêu của hôn phối trước”.
Khi một trong hai người còn vướng mắc ngăn trở trước đó, thì không thể kết hôn thành sự. Dây liên kết hôn nhân là một thực thể liên kết hai người, khi bày tỏ sự ưng thuận. Nó đem lại hiệu quả pháp lý là sự trung tín hỗ tương. Mối dây hôn nhân này thực sự hiện hữu cùng với sự ưng thuận, dù sau này có muốn cắt đứt cũng không được (xem thêm Gaudium et Spes số 49).
Trường hợp giữa hia người nam nữ chưa Rửa tội, hay chỉ một người chưa rửa tội, thì lúc đó dãy hôn nhân thực sự hữu hiệu về phương diện dân sự. Nếu sau này cả hai vợ chồng đều được Rửa tội thì đương nhiên có Bí tích Hôn nhân không cần kết hôn lại.
Ngăn trở dây hôn nhân chỉ chấm dứt khi một trong hai người qua đời. Đối với Bí tích hôn nhân thành sự mà chưa hoàn hợp, nếu muốn tháo gỡ thì chỉ Đức Giáo hoàng mới có quyền tháo gỡ (xem điều 1142). Hôn nhân tự nhiên không phải là Bí tích cũng chỉ chấm dứt khi một trong hai người qua đời hay do ân huệ của Thánh Phaolô để bảo vệ đức tin (xem đ.1143).
Điều 1103:
“Hôn phối sẽ vô hiệu nếu được kết lập vì bạo lực, hay sợ hãi trầm trọng do một duyên cớ ngoại tịa, cho dù không chủ ý trực tiếp gây ra, nhưng để thoát khỏi nó, người ta bị bó buộc đành phải lựa chọn giải pháp kết hôn”.
Khế ước hôn nhân chỉ hữu hiệu khi được hai bên nam nữ tự do kết hôn. Sự tự do ưng thuận để kết hôn không phải chỉ là một thứ khế ước như các khế ước khác, nhưng nó là hành động nhờ đó đôi vợ chồng bày tỏ sự ưng thuận trọn vẹn tự hiến cho nhau.
Bạo lực thường được hiểu là sức mạnh thể lý hay sự cưỡng bách luân lý mà con người không thể chống cự lại. Theo điều luật này, người chọn giải pháp kết hôn vì để tránh sự xấu lớn hơn. Nếu không có bạo lực bên ngoài đưa tới, người đó sẽ không bao giờ chọn giải pháp kết hôn.
Sự đe dọa bao gồm thiệt hại tới cơ thể, có thể là áp lực về phương diện tinh thần, luân lý, như sự đe dọa bỏ tù, làm mất danh dự, mất việc làm,.v.v… Bởi vì sự hiện hữu của sức mạnh này và sự sợ hãi đưa tới khiến người ta bắt buộc phải kết hôn để tránh thiệt hại.
Sự sợ hãi từ bên ngoài đưa tới có thể làm “mất trí khôn”. Nếu sức mạnh và sự sợ hãi là lý do chính yếu của hôn nhân, thì sự ưng thuận kết hôn không thành sự (Sự sợ hãi nặng nề bên ngoài không thể tránh được trừ trường hợp phải kết hôn).
Nói chung, ở chương III Bộ Giáo luật 1983 có qui định tất cả 12 loại ngăn trở khiến cho hôn nhân thành vô hiệu. Các loại ngăn trở đó được qui định từ điều 1083 đến điều 1094. Khi một người chuẩn bị kết hôn cần phải biết 12 loại ngăn trở này, đồng thời tránh trường hợp mắc ngăn trở, nếu không sẽ dẫn tới hậu quả là hôn nhân không thành sự.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu giấy giới thiệu kết hôn dành cho người công giáo, hướng dẫn viết giấy giới thiệu và một số quy định về hôn nhân theo Giáo Luật!