Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo bền vững cần bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo để có những chính sách phù hợp giúp đỡ những hộ này. Vậy mẫu giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo viết như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- 3 3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- 4 4. Điều kiện để được công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- 5 5. Trình tự xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- 6 6. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm:
1. Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?
Mẫu giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo là mẫu giấy đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc xem xét về các điều kiện về hộ nghèo, hộ cận nghèo của gia đình mình để được xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Mẫu giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo được cá nhân sử dụng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo.
2. Mẫu giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÉT DUYỆT BỔ SUNG HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……
Họ và tên: ……….. Giới tính: □ Nam, □ Nữ
Số định danh cá nhân: …….. (nếu có)
Sinh ngày ……..tháng ……..năm ……., Dân tộc: ……….
Số CMTND/Thẻ CCCD: …..Ngày cấp: …./…./20…
Nơi cấp: ………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ………
Thông tin các thành viên của hộ:
Số TT | Họ và tên | Năm sinh | Quan hệ với chủ hộ | Nghề nghiệp | |
Nam | Nữ | ||||
01 |
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
03 |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
Lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:………
(Trường hợp xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên chỉ xem xét, thẩm định bổ sung đối với những hộ gia đình có đời sống khó khăn do các nguyên nhân sau:
+ Chịu hậu quả của các rủi ro, biến cố đột xuất trong năm, bao gồm: thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, giông lốc,
+ Có biến động về nhân khẩu trong hộ gia đình (như sinh con, có thêm con dâu về nhà chồng, bộ đội xuất ngũ trở về gia đình, có thành viên đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình bị chết và các trường hợp biến động khác về nhân khẩu gây các tác động khó khăn đến điều kiện sống của hộ gia đình).
….., ngày…….tháng……. năm ….
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Người làm đơn nêu rõ các thông tin sau:
– Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
– Thông tin cá nhân
– Thông tin các thành viên của hộ gia đình
– Nêu rõ lý do đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo: do gặp rủi ro về kinh tế, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh tật nặng, do thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, giông lốc,
4. Điều kiện để được công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Điều kiện để được công nhận hộ nghèo
Theo
– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
– Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Điều kiện để được công nhận hộ cận nghèo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2
– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Như vậy để được xét duyệt bổ sung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định về hộ nghèo, hộ cận nghèo trong Quyết định 59/2015/QĐ-TTg.
5. Trình tự xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo:
– Bước 1. Hộ gia đình có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý;
– Bước 2. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã lập danh sách các hộ gia đình có giấy đề nghị (theo Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và tổ chức thẩm định theo mẫu Phiếu B (theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội); báo cáo kết quả thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia đình.
– Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
– Hằng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn (nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm.
Thành phần, số lượng hồ sơ đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo
– Thành phần hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động – TB&XH).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Đối tượng thực hiện
Hộ gia đình có nhu cầu xét duyệt công nhận vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Cơ quan thực hiện
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Cách thức thực hiện
Lựa chọn một trong các cách thức:
– Nộp hồ sơ/ văn bản yêu cầu trực tiếp;
– Nộp hồ sơ/ văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến.
Như vậy, khi cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện xét hộ nghèo, hộ cận nghèo thì có thể làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý.
6. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm:
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH (Đã hết hiệu lực), quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực hiện theo quy trình sau (gồm 07 bước):
1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn:
a) Đối với hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: các điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a) để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị. Nếu hộ gia đình có các điều kiện không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Cột 0 Phiếu A thì đưa ra khỏi danh sách cần rà soát. Các hộ còn lại thực hiện đánh giá theo các nội dung từ Cột 1 đến Cột 9 Phiếu A, nếu hộ gia đình có từ 02 điều kiện trở xuống thì đưa vào danh sách hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (theo Phụ lục số 2c) để tiếp tục rà soát theo mẫu Phiếu B.
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn chủ động phát hiện những trường hợp nhận thấy hộ gia đình gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm, có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung để đưa vào danh sách các hộ cần rà soát.”.
b) Đối với hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (theo Phụ lục số 2d) để tổ chức rà soát (sử dụng mẫu phiếu B theo Phụ lục số 3b).
2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo các mẫu phiếu B áp dụng cho khu vực thành thị và các khu vực nông thôn chia theo từng vùng tương ứng với địa bàn (theo Phụ lục số 3b).
Qua rà soát, tổng hợp và phân loại kết quả như sau:
a) Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
– Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống (hộ nghèo về thu nhập) hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên (hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản);
– Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống (hộ nghèo về thu nhập) hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên (hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản);
– Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
– Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
b) Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
– Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
– Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
– Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm;
– Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm;”.
3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
a) Thành phần tham gia: Trưởng ấp/khu phố (chủ trì cuộc họp), đại diện tổ chức đảng, đoàn thể, cán bộ thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại ấp/khu phố và mời đại diện các hộ gia đình tham gia cuộc họp. Trường hợp cần thiết, Trưởng ấp/khu phố báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cử đại diện tham gia cuộc họp.
b) Nội dung cuộc họp: thống nhất ý kiến kết quả đánh giá, chấm điểm theo mẫu Phiếu B đối với các hộ trong danh sách rà soát (chủ yếu tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).