Giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân do công dân muốn xác nhận số chứng minh nhân dân và là căn cứ pháp lý để Cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân (Công an nhân dân) để được xem xét và thực hiện việc xác nhận số chứng minh nhân dân.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân là gì?
Giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân là mẫu giấy do cá nhân muốn xác nhận số chứng minh dân gửi cho Cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân ( Công an nhân dân) để yêu cầu xác nhận số chứng minh nhân dân.
Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm rộng 53,98 mm, hai mặt chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Mặt trước: Bên trái từ trên xuống là hình Quốc huy Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 1,9cm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 3 x 4 cm; thời hạn giá trị sử dụng Chứng minh nhân dân. Bên phải từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ tên khai sinh; giới tính; tên thường gọi; sinh ngày, tháng, năm; nguyên quán; nơi thường trú.
Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều:
Bên trái: có 2 ô, ô trên vân tay ngón trỏ trái, ô dưới vân tay ngón trỏ phải, bên phải từ trên xuống: Họ tên bố; Họ tên mẹ, đặc điểm nhận dạng; ngày, tháng, năm cấp chứng minh; Chức danh người cấp ký tên và đóng dấu.
Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân
+ Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam(sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến
+ Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.
Các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 4, Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân:
“1.Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
2.Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 Điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân.”
Giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân là văn bản chứa đựng những thông tin về người muốn xác nhận số chứng minh nhân dân, nội dung đề nghị và những cam kết của người đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân. Ngoài ra, Giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân là căn cứ pháp lý để Cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân (Công an nhân dân) để được xem xét và thực hiện việc xác nhận số chứng minh nhân dân.
2. Mẫu giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN SỐ CHỨNG MINH NHÂN DÂN
Kính gửi: …
1. Họ, chữ đệm và tên: …
2. Họ, chữ đệm và tên gọi khác (nếu có):…
3. Ngày, tháng, năm sinh:……/…./…; 4. Giới tính (Nam/nữ):….
5. Dân tộc:……… 6. Quốc tịch: …
7. Nơi đăng ký khai sinh:………
8. Quê quán: …
9. Nơi thường trú:……
Đề nghị:… xác nhận số Chứng minh nhân dân và số thẻ Căn cước cước công dân cho tôi. Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật./.
, ngày …. tháng.… năm…
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân:
Phần kính gửi ghi tên của ghi tên cơ quan quản lý CCCD nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận số CMND.
+ “Họ, chữ đệm và tên”: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa đủ dấu;
+ “Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số;
+ “Giới tính”: Giới tính nam thì ghi là “Nam”, giới tính nữ thì ghi là “Nữ”;
+ “Dân tộc”: Ghi dân tộc của công dân đề nghị cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân theo giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc của cơ quan có thẩm quyền;
+ “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch của công dân đề nghị cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân theo giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền;
+ “Nơi đăng ký khai sinh”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh của công dân. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;
+ “Quê quán”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu. Trường hợp các giấy tờ đó không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy tờ đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;”
+ “Nơi thường trú”: Ghi đầy đủ, chính xác theo số hộ khẩu”
4. Cách thức thực hiện xác nhận số chứng minh nhân dân:
Bước 1: Công dân đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Bước 2: Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận số chứng minh dân xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn cấp Giấy xác nhận số CMND là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc cấp xác nhận số chứng minh nhân dân không phải nộp lệ phí.
Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 6, Nghị định 05/1999/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) về chứng minh nhân dân:
“1.Công dân quy định tại khoản 1 Điều 3 có nghĩa vụ phải đến cơ quan công an làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân:
a) Cấp Chứng minh nhân dân mới:
Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Chụp ảnh;
In vân tay;
Khai các biểu mẫu;
Nộp giấy Chứng minh nhân dân đã cấp theo Quyết định số 143/CP ngày 09 tháng 8 năm1976 (nếu có).
b) Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân theo Điều 5 Nghị định này.
Đơn trình bày rõ lý do xin đổi chứng minh hoặc cấp lại có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Xuất trình hộ khẩu thường trú;
Xuất trình quyết định thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
Chụp ảnh;
In vân tay hai ngón trỏ;
Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
Nộp lại Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung theo quy định tại các điểm c, d, e Điều 5 Nghị định này.
2.Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại điểm a, b trên đây, cơ quan công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác).
3.Công dân được cấp lần đầu, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân, phải nộp lệ phí theo quy định.”
5. Quy định về căn cước công dân:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của
Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Căn cước công dân 2014 (Đã hết hiệu lực):
“1. Công dân có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo luật định;
b) Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ Căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật;
c) Được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
d) Sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định của Luật này;
c) Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
d) Xuất trình thẻ Căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật;
đ) Bảo quản, giữ gìn thẻ Căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân;
e) Nộp lại thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định tại Điều 23 và Điều 28 của Luật này.
3. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thông qua người đại diện hợp pháp của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều này.”
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước công dân Việt Nam, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin và là bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là hai nội dung mà Luật Căn cước công dân 2014 quy và công dân chấp hành thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối hai nội dung này.