Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. Khi cần thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ, kho bạc nhà nước cần làm giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ là gì?
Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế, một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vai trò của tiền tệ mà có nhiều văn bản, chính sách quy định về các loại biên bản liên quan đến ngoại tệ. Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ được lập ra và được sử dụng phổ biến trong thực tế.
Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ là mẫu biên bản được lập ra để kho bạc nhà nước thu hồi ứng trước bằng đồng ngoại tệ. Mẫu nêu rõ thông tin kho bạc, tài khoản và số tiền tạm ứng,… Mẫu C2-09/NS – Giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ được ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Mẫu giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ (C2-09/NS) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 12/09/2017.
2. Mẫu giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ:
Mẫu số C2-09/NS
(TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017
của Bộ Tài Chính)
Số:…………………………………
GIẤY ĐỀ NGHỊ THU HỒI ỨNG TRƯỚC
BẰNG NGOẠI TỆ
Ứng trước chưa đủ ĐKTT
Ứng trước đủ ĐKTT
Căn cứ số dư ứng trước đến ngày……. /……. /…….. và Quyết định giao dự toán số: ………..ngày
của…………
Kho bạc Nhà nước……… chuyển (ứng trước chưa đủ ĐKTT/ứng trước đủ ĐKTT)……….
thành (tạm ứng/ thực chi) ……….theo chi tiết sau:
Tên đơn vị:…………
Tài khoản: ………Tại KBNN:………..
Tên CTMT, DA:…………
Mã CTMT, DA:………
Nội dung | Mã NDKT | Mã ngành KT | Mã nguồn NSNN | Số dư ứng trước | Số chuyển sang tạm ứng/thực chi | |||
Nguyên tệ | VNĐ | Nguyên tệ | VNĐ | |||||
Tổng cộng |
Tổng số tiền đề nghị thanh toán (nguyên tệ) ghi bằng chữ:………..
Tổng số tiền đề nghị thanh toán (VNĐ) ghi bằng chữ:…………
Ngày……. tháng……. năm………
Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)
PHẦN KHO BẠC NHÀ NƯỚC GHIThu hồi số đã ứng trước …………
thành (tạm ứng/thực chi)……………
Số tiền ghi bằng chữ:………..
Nợ TK:…………….
Có TK:……………..
Mã ĐBHC…………
Bộ phận kiểm soát
Ngày…. tháng…..năm….
Bộ phận kế toán
Ngày…tháng……..năm….
Kiểm soát Phụ trách
Kế toán Kế toán trưởng
Giám đốc KBNN
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ:
– Phần mở đầu:
+ Mẫu số C2-09/NS TT số 77/2017/BTC ngày 28/7/2017 của Bộ tài chính.
+ Tên biên bản cụ thể là đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ lập giấy đề nghị.
+ Thông tin số tiền tạm ứng.
+ Thông tin cơ quan, đơn vị, tài khoản kho bạc nhà nước.
+ Nội dung của giấy đề nghị thu hồi ứng trước bằng ngoại tệ.
+ Tổng số tiền đề nghị thanh toán..
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
+ Phần kho bạc nhà nước ghi.
4. Vai trò của chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ có những vai trò và ý nghĩa to lớn không những thế chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, tạo ra công ăn việc làm:
Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.
Chính vì tình hình đó nên đã đặt ra cho ngân hàng Trung ương trách nhiệm là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh đồng thời phải tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức tăng thất nghiệp tự nhiên.
Thứ hai, giúp tăng trưởng kinh tế:
Đây là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ.
Sự tăng trưởng kinh tế thông qua hai yếu tố đó là: Lãi suất và số cầu tổng quát. Khối tiền tệ tăng hay giảm đều có tác động mạnh đến lãi suất và số cầu tổng quát, từ đó tác động đến sự gia tăng đầu tư sản xuất và cuối cùng là tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức là tác động lên sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy chính sách tiền tệ phải nhằm vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối tiền tệ thích hợp.
Thứ ba, ổn định giá cả:
Ổn định giá cả có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
Việc ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. Ổn định giá cả giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội.
Thứ tư, ổn định lãi suất:
Mong muốn có một sự ổn định lãi suất vì những biến động của lãi suất làm cho nền kinh tế bấp bênh và khó lập kế hoạch cho tương lai.
Chính vì vậy, ổn định lãi suất chính là thực hiện lãi suất tín dụng cung ứng phương tiện thanh toán, cho nền kinh tế quốc dân thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phải linh hoạt, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.
Thứ năm giúp ổn định thị trường tài chính:
Việc ổn định thị trường tài chính là một trong những mục tiêu rất quan trọng trong công tác điều hành nền kinh tế của mỗi chính phủ, ổn định thị trường tài chính cũng được thúc đẩy bởi sự ổn định lãi suất bởi vì biến động trong lãi suất có thể gây nên sự mất ổn định cho các tổ chức tài chính.
Trong những năm gần đây những biến động mạnh của lãi suất là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với các hiệp hội tiết kiệm và cho vay đã gặp khó khăn về tài chính như chúng ta đã biết.
Thứ sáu, ổn định thị trường ngoại hối:
Thị trường ngoại hối là thị trường mà ở đó tiền tệ của các nước khác nhau được đem ra trao đổi với nhau, chính tại thị trường này tỷ giá hối đoái được xác định. Việc tỷ giá ổn định không chỉ có tác động tích cực do một phần vốn đầu tư USD trước đây có thể chuyển vào thị trường chứng khoán để “đánh
Chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam. Sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua của đồng tiền, từ đó tác động ít hay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó.
5. Một số vấn đề liên quan về thị trường ngoại hối:
5.1. Thị trường ngoại hối là gì?
Là nơi mà các nhà giao dịch có thể mua bán các loại tiền tệ trên thế giới. Đây là một thị trường có khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến hàng nghìn tỷ USD. Việc trao đổi ngoại tệ diễn ra cả ngày lẫn đêm, trừ những ngày cuối tuần. Đây là mảnh đất mà các nhà giao dịch sử dụng để mua bán, trao đổi tiền tệ. Hàng ngày, thị trường này có đến hàng nghìn tỷ USD được đem ra giao dịch cả ngày lẫn đêm. Trừ những ngày cuối tuần là thị trường tài chính phi tập trung này mới không mở cửa. Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã ra đời và đang có những bước phát triển vững chắc.
5.2. Đối tượng tham gia vào thị trường ngoại hối:
Thực tế, ai cũng có thể được tham gia vào thị trường ngoại hối, song chúng ta có thể chia thành các nhóm cụ thể như sau:
– Thứ nhất, nhóm khách hàng mua bán lẻ tham gia để tạo ra lợi nhuận từ việc chuyển đổi ngoại tệ. Đó có thể là các công ty trong và ngoài nước, các nhà đầu tư cá nhân, quốc tế.
– Thứ hai, nhóm các ngân hàng thương mại và đầu tư tham gia thị trường ngoại hối để kinh doanh. Ngoài ra, đây cũng là nhóm môi giới có nhiệm vụ thực hiện mua bán cho khách.
– Thứ ba, nhóm các nhà môi giới tham gia với tư cách trung gian, thu phí hoa hồng từ việc tạo tài khoản giao dịch cho khách hàng cá nhân.
– Thứ tư, nhóm các ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức, điều hành và kiểm soát. Nhóm này khi tham gia sẽ góp phần làm cho thị trường ngoại hối hoạt động ổn định.
5.3. Tồn tại và giải pháp:
Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có những sự phát triển mạnh mẽ vượt bậc và đi vào sự ổn định. Hầu hết các ngân hàng đều chấp nhận thực hiện giao dịch cho khách hàng có nhu cầu. Nhà nước cũng chú trọng cải thiện cơ chế quản lý tỷ giá với những thông điệp rõ ràng cụ thể. Từ đó khiến người dân tin tưởng hơn, giảm thiểu rõ rệt vấn đề tâm lý giữ tiền ở nhà. Người ta đã bắt đầu biết nhiều hơn về lĩnh vực này, thậm chí là nhiều nhóm đã bắt đầu tham gia vào đường đua.
Thế nhưng, thị trường này chưa thực sự phát triển tốt. Còn có một số hạn chế cụ thể như sau: Dù thị trường ngoại hối quốc tế có hàng trăm sản phẩm về giao dịch ngoại hối. Nhưng, tại thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn chưa đầy đủ và tỷ trọng về tổng khối lượng giao dịch kỳ hạn, tương lai vẫn chưa thực sự cao.
Để cải thiện, khắc phục những tồn tại trên thì thị trường ngoại hối hiện nay tại Việt Nam, cần:
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thúc đẩy các nghiệp vụ phái sinh phát triển hơn nữa bằng giải pháp hợp lý.
– Đồng thời, các ngân hàng cũng nên nâng cao tính thị trường cho những giao dịch ngoại hối. Nhanh chóng giải quyết hiệu quả nguồn ngoại tệ tồn đọng ở các doanh nghiệp xuất khẩu. Và, thực hiện đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán thay vì chỉ đang chú tâm vào đơn vị USD như hiện tại.
– Ngoài ra, không thể thiếu việc gia tăng tính “trực tiếp” của các hợp đồng giao dịch. Khắc phục tình trạng nhờ bên thứ ba môi giới khi cần trao đổi điều khoản mà không thực sự gặp nhau. Cuối cùng cũng là quan trọng nhất, là cần thúc đẩy các sản phẩm phái sinh phát triển.