Khi đạt những điều kiện luật định thì chứng thư số đã được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức,... cần phải bị thu hồi. Khi phát hiện ra những trường hợp cần thu hồi chứng thư số thì chủ thể có thẩm quyền cần đề nghị thu hồi chứng thư số. Văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số được gọi là giấy đề nghị chứng thư số.
Mục lục bài viết
1. Thu hồi chứng thư số khi nào?
Tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy định về các trường hợp thu hồi chứng thư số như sau:
Đối với chứng thư số của thuê bao
Chứng thư số của thuê bao bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
– Khi thuê bao yêu cầu bằng văn bản và yêu cầu này đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của mình xác minh là chính xác;
– Khi thuê bao là cá nhân đã chết hoặc mất tích theo tuyên bố của
– Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng,
– Theo điều kiện thu hồi chứng thư số đã được quy định trong hợp đồng giữa thuê bao và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. (Khoản 1 Điều 29)
Các trường hợp thu hồi chứng thư số chuyên dùng Chính phủ
Tại Điều 68 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định về các trường hợp này như sau:
“1. Đối với mọi loại chứng thư số:
a) Chứng thư số hết hạn sử dụng;
b) Theo yêu cầu bằng văn bản từ thuê bao, có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp trong các trường hợp: Khóa bí mật bị lộ hoặc nghi bị lộ; thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc hoặc các trường hợp mất an toàn khác; thiết bị lưu khóa bí mật bị hỏng;
c) Theo yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng,
d) Theo yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan, tổ chức quản lý thuê bao;
đ) Thuê bao vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật được quy định tại Điều 74 Nghị định này.
2. Đối với chứng thư số của cá nhân:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cá nhân thay đổi vị trí công tác mà thông tin về vị trí công tác mới không phù hợp với thông tin trong chứng thư số;
c) Cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, từ trần.
3. Đối với chứng thư số của cá nhân người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước:
a) Các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Cá nhân thay đổi thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, thay đổi chức danh nhà nước.
3. Đối với chứng thư số của cơ quan, tổ chức:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan, tổ chức giải thể.
4. Đối với chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thiết bị, dịch vụ, phần mềm ngừng hoạt động.”
Giấy đề nghị thu hồi chứng thư số là văn bản do người có thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số viết, gửi cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng thư số về việc thu hồi chứng thư số.
Giấy đề nghị thu hồi chứng thư số được dùng để đề nghị thu hồi các chứng thư số phải bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu giấy đề nghị thu hồi chứng thư số và hướng dẫn soạn thảo:
Mẫu Giấy đề nghị thu hồi chứng thư số được ban hành trong phụ lục của Thông tư số 185/2019/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, là mẫu số 09 với tên gọi là Đề nghị thu hồi chứng thư số
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐỀ NGHỊ THU HỒI CHỨNG THƯ SỐ
Kính gửi: <Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp>.
Họ và tên (chữ in hoa): …….Giới tính:… □… Nam …..□…Nữ (ghi theo Chứng minh nhân dân)
Ngày sinh: …… Nơi sinh: …… (ghi theo Chứng minh nhân dân)
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …… Ngày cấp:…….Nơi cấp:….. (ghi theo Chứng minh nhân dân)
Chức vụ:…… (ghi chức vụ của người đề nghị)
Cơ quan, tổ chức công tác: ……
Số điện thoại di động: ……
Đề nghị thu hồi chứng thư số:
Tên chứng thư số (1): ……
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu (2): …… Ngày cấp: ……. Nơi cấp: ………..
Mã số thuế (3): ……
Mã quan hệ ngân sách (4): ……
Địa chỉ thư điện tử công vụ (5): ……
Số hiệu chứng thư số: ……
Số hiệu Thiết bị lưu khóa bí mật: ……
Số điện thoại di động (6): ……
Lý do thu hồi: ……
<Địa danh>, ngày…. tháng… năm
Người khai
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức hoặc thiết bị, dịch vụ, phần mềm đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thư số.
(2) Trường hợp thu hồi chứng thư số của cá nhân.
(3), (4) Trường hợp thu hồi chứng thư số của cơ quan, tổ chức.
(5) Địa chỉ thư điện tử của Thuê bao đã đăng ký trong đề nghị cấp chứng thư số.
(6) Trường hợp thu hồi chứng thư số đối với SIM PKI.
3. Chủ thể có thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số:
Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy định về thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số Điều 69, cụ thể như sau:
– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ tự động thu hồi chứng thư số khi chứng thư số hết hạn sử dụng, đồng thời
– Mọi trường hợp thu hồi chứng thư số không thuộc trường hợp chứng thư số hết hạn sử dụng phải kịp thời có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
– Trường hợp thuê bao là cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, chuyển cơ quan khác, từ trần, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Trường hợp thuê bao là tổ chức giải thể, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của tổ chức đó có thẩm quyền đề nghị thu hồi chứng thư số gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Đề nghị thu hồi chứng thư số gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải thực hiện nhanh nhất bằng văn bản.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi chứng thư số:
1. Hồ sơ thu hồi chứng thư số gồm một trong những văn bản sau:
– Văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cá nhân có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
– Văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi chứng thư số:
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị thu hồi chứng thư số, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải làm mất hiệu lực của chứng thư số và công bố chứng thư số bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; đồng thời
Thông tư số 185/2019/TT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ quy định về hoạt động thu hồi chứng thư số
1 .Thu hồi chứng thư số:
– Thuê bao có văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số theo Mẫu 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
– Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số theo Mẫu 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin. “(Điều 10).
Như vậy, sau khi nhận được đề nghị thu hồi chứng thư số, thì tổ chức cung cấp dịch vụ phải làm mất hiệu lực của chứng thư số trong thời hạn 12 giờ và gửi thông báo lên cơ quan, tổ chức trực tiếp.
Sau khi chứng thư số bị thu hồi, thì thiết bị lưu khóa bí mật cũng sẽ bị thu hồi theo quy định tại Điều 71 Nghị định 130/2018/NĐ-CP như sau:
1. Thuê bao phải có trách nhiệm bàn giao lại thiết bị lưu khóa bí mật cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp khi chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc bị thu hồi chứng thư số.
2. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thuê bao có trách nhiệm thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật trong trường hợp thuê bao là cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, từ trần hoặc thuê bao là cơ quan, tổ chức giải thể bàn giao cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
3. Quy trình thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi chứng thư số, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật của chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi, bàn giao cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
– Quá trình giao, nhận thiết bị lưu khóa bí mật phải lập biên bản.