Trong hoạt động sử dụng điện, cũng như khai thác, lắp ráp các công trình điện,... đều cần đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Do vậy, cá nhân, tổ chức sử dụng điện và nhà cung cấp điện sẽ cần phải thỏa thuận biện pháp an toàn điện.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn điện là gì?
Giấy đề nghị thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn điện là văn bản do cá nhân, tổ chức sử dụng điện gửi bên cung cấp điện về việc thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn điện
Giấy đề nghị thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn điện được dùng để cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu, chủ sử dụng (đối với nhà ở, công trình có nhu cầu cải tạo) đề nghị thỏa thuận với cơ quan quản lý, vận hành đường dây điện thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không.
2. Mẫu giấy đề nghị thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn điện và soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn khi xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không
Kính gửi: (1)
(2) ….. là chủ sở hữu/chủ sử dụng (đối với nhà ở, công trình có nhu cầu cải tạo) hoặc chủ sử dụng hợp pháp (đối với đất có nhu cầu cần xây dựng mới nhà ở, công trình)
Có nhà, công trình tại địa chỉ …. (hoặc đất tại thửa… tờ bản đồ số….) nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây …………..
Do có nhu cầu xây dựng (hoặc cải tạo) nhà ở công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây, (3)…. đề nghị (4) ….. vận hành đường dây dẫn điện trên không thỏa thuận về biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình xây dựng (hoặc cải tạo), sử dụng nhà ở, công trình này.
(Ghi tên tổ chức/Cá nhân) cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong suốt quá trình xây dựng (hoặc cải tạo) và sử dụng nhà ở, công trình nói trên./.
…., ngày…tháng…năm… (ghi địa danh, ngày tháng năm viết giấy đề nghị)
Tổ chức/Cá nhân đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi tên đơn vị quản lý vận hành đường dây dẫn điện trên không
(2) Ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ của tổ chức/Họ tên, số điện thoại liên hệ của cá nhân có nhu cầu
(3) Ghi tên tổ chức/Cá nhân
(4) Ghi tên đơn vị quản lý
3. Quy định về bảo vệ an toàn điện:
3.1. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không:
Tại Điều 51.Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012, năm 2018 quy định về bảo vệ an toàn điện như sau
1. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.
2. Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.
3. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
4. Cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.
5. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
Trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
6. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
7. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thủy khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa đó.
Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.
8. Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.”
Hiện nay, chủ yếu hệ thống đường dây điện ở nước ta được xây dựng là ở trên không, mà các công trình xây dựng, cây cối rất dễ gây ra những ảnh hưởng đến hệ thống dây điện trên không hiện nay, ví dụ như việc đổ cây dẫn đến đứt dây điện, hoặc xây nhà, cải tạo nhà ở dễ ảnh hưởng đến hệ thống dây điện. Do điện đóng vai trò quan trọng không thể thiếu cũng như việc có những thiệt hại về hệ thống dây điện trên không xảy ra sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại cũng như chi phí sửa chữa, nên pháp luật đã quy định về việc bảo vệ dây diện như trên mà các tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ.
3.2. Bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm:
Theo Điều 52 Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012, năm 2018 quy định
– Cấm đào hố, chất hàng hóa, đóng cọc, trồng cây, xây dựng nhà ở và các công trình khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
– Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, trang thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
– Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.
– Khi thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ trong phạm vi hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải
Đường cáp điện ngầm đang dần thay thế hệ thống dây điện trên không ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn. Đường cáp điện ngầm có những ưu việt hơn so với dây điện trên không, đảm bảo an toàn hơn, và tạo mỹ quan hơn so với đường dây điện trên không. Tuy nhiên, các hoạt động đào hố, trồng cây, đóng cọc,… dễ gây ra những thiệt hại đến đường cáp điện ngầm, do đó, pháp luật đã đề ra những quy định nhằm đảm bảo an toàn đường cáp điện ngầm.
3.3. Bảo vệ an toàn trạm điện:
Tại Điều 53 Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012, năm 2018 quy định
– Nhà máy điện, trạm phát điện phải được bảo vệ nghiêm ngặt, xung quanh phải có tường rào bảo vệ, biển báo an toàn về điện, về phòng cháy, chữa cháy; những người không có nhiệm vụ không được phép vào nhà máy điện, trạm phát điện.
Hồ chứa nước, đập thủy điện và các công trình phụ trợ phục vụ nhà máy thủy điện phải được xây dựng, quản lý, bảo vệ bảo đảm an toàn vận hành nhà máy thủy điện và vùng hạ du. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm đập thủy điện, lòng hồ, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến khả năng phát điện.
– Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.
Như vậy, đối với các trường hợp mà tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, thì cần có thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan cấp phép và đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình
Thông tư số 31/2014/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện. hướng dẫn thỏa thuận khi xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không tại Điều 17 như sau:
Việc thỏa thuận các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Khoản 2 Điều 51 Luật Điện lực được thực hiện như sau:
– Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm gửi văn bản cho chủ công trình
– Việc khảo sát hiện trường nơi dự kiến xây dựng, cải tạo công trình và lập
– Trường hợp không thỏa thuận được các biện pháp bảo đảm an toàn, đơn vị quản lý lưới điện cao áp phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không thỏa thuận cho chủ công trình trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện việc khảo sát.
– Nội dung các văn bản đề nghị, văn bản thông báo thời gian khảo sát,
Theo quy định tại thông tư trên, thì khi thực hiện các hoạt động xây dựng công trình, nhà ở hoặc cải tạo các công trình, thì các chủ thể chủ sở hữu phải thỏa thuận với cơ quan quản lý về điện lực về các biện pháp bảo đảm an toàn điện trong suốt quá trình xây dựng, cải tạo. Hoạt động khảo sát hiện trường phải được thực hiện kịp thời, trong trường hợp không thỏa thuận được biện pháp bảo đảm thì cũng cần phải trả lời bằng văn bản. Thỏa thuận biện pháp bảo đảm an toàn rất cần thiết khi thực hiện xây dựng, cải tạo các công trình, nhà ở.