Khi cần thay đổi thông tin trên hợp đồng mua bán điện, người đề nghị thay đổi thông tin cần viết giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện là gì?
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mọi thông tin trong hợp đồng đều phải đảm bảo sự chính xác để tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng và là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Vậy nên, khi phát hiện
Mẫu giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện là mẫu dùng để đề nghị lên điện lực nhằm thay đổi: Họ tên, địa chỉ, mục đích sử dụng,… ghi trên hợp đồng. Mẫu nêu rõ thông tin phần bên mua điện, lý do thay đổi thông tin hợp đồng, cụ thể thông tin thay đổi,… Sau khi hoàn thành việc lập mẫu giấy người đề nghị cần ký và ghi rõ họ tên của mình để giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện có giá trị trên thực tiễn.
2. Mẫu giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÔNG TIN TRÊN HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Kính gửi: Điện lực ………
Phần bên mua điện ghi:
Tên tổ chức/cá nhân:……
Trong HĐMBĐ số: ……..
Mã khách hàng:…….
Đang sử dụng điện tại địa chỉ……
Đề nghị Điện lực…….đồng ý thay đổi thông tin trong HĐMBĐ giữa hai bên đã ký kết với những thông tin thay đổi như sau:
– Sang tên hợp đồng mua bán điện……… Đổi địa chỉ trên hợp đồng……….Khác
Lý do (nếu có): ……
Cụ thể về thông tin thay đổi như sau: (khách hàng ghi)
– Họ tên: …
– Địa chỉ: …
– Khác: ….
– Mục đích sử dụng điện :
……Sinh hoạt………Sản xuất……….Kinh doanh dịch vụ………Cơ quan
Mọi sự khiếu nại liên quan đến việc đề nghị thay đổi hợp đồng, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
…, ngày….tháng…..năm……
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phần bên bán điện ghi:
Tình trạng sử dụng điện:
…..Không còn nợ……Còn nợ kỳ……/….., số tiền là:……..đồng.
…….Không VPSD…….Vi phạm HĐMBĐ chưa giải quyết xong.
…….ngày……./……../………..
Ý kiến của Nhân viên phụ trách
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị thay đổi thông tin hợp đồng mua bán điện:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị thay đổi thông tin trên hợp đồng mua bán điện:
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Thông tin tổ chức, cá nhân mua điện.
+ Đề nghị thay đổi thông tin.
+ Lý do thay đổi thông tin.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người đề nghị.
+ Tình trạng sử dụng điện.
+ Ý kiến của nhân viên phụ trách.
4. Một số vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán điện:
Hợp đồng mua bán điện gồm 2 loại:
+ Thứ nhất: Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: áp dụng cho việc mua bán lẻ điện dùng chủ yếu cho sinh hoạt.
+ Thứ hai: Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: áp dụng cho việc mua bán điện dùng cho Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán buôn điện nông thôn…
Điều kiện để ký kết Hợp đồng mua bán điện dùng vào mục đích sinh hoạt:
+ Bên mua điện có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Đối với những người bị hạn chế hoặc mất hoặc không có năng lực hành vi dân sự, phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Bên mua điện có đủ hồ sơ theo quy định thủ tục cấp điện.
Điều kiện ký kết Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt:
– Bên mua điện có đủ hồ sơ đề nghị mua điện quy định thủ tục cấp điện.
– Chủ thể ký kết Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt:
+ Nếu Bên mua điện là Tổ chức: Người ký hợp đồng là đại diện hợp pháp của pháp nhân theo quy định của pháp luật.
+ Nếu Bên mua điện là cá nhân: người ký hợp đồng là Chủ thể có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Nội dung Hợp đồng mua bán điện:
– Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt thực hiện theo mẫu quy định của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).
– Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: Căn cứ điều kiện cụ thể Công ty Điện lực có trách nhiệm hướng dẫn các Điện lực trực thuộc thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng theo “Hướng dẫn ký kết hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt”.
– Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng điện ngắn hạn từ 03 tháng trở xuống: Điện lực thỏa thuận ký kết hợp đồng ngắn hạn, tham khảo theo
– Hợp đồng mua bán điện phải bao gồm những nội dung sau:
1. Chủ thể hợp đồng;
2. Mục đích sử dụng;
3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
4. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Các nội dung khác do hai bên thoả thuận (nếu có).
8. Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
9. Hiệu lực và thời hạn của hợp đồng;
– Ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng mua bán điện là tiếng Việt. Trường hợp đặc biệt khi khách hàng yêu cầu có thêm bản Hợp đồng mua bán điện
dịch sang ngôn ngữ tiếng Anh hoặc ngôn ngữ tiếng của nước Bên mua điện.
Hồ sơ ký kết Hợp đồng mua bán điện:
– Trường hợp ký kết Hợp đồng mua bán điện với khách hàng mới:
a) Nếu không phải đầu tư công trình cấp điện
+ Bộ hồ sơ đã giải quyết cấp điện theo quy định thủ tục cấp điện.
+ Biên bản xác định tỷ lệ các loại giá bán điện theo các mục đích sử dụng điện (nếu có).
b) Nếu phải đầu tư công trình cấp điện
+ Bộ hồ sơ đề nghị mua điện theo quy định thủ tục cấp điện.
+ Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng do ngân hàng Bên mua điện phát hành (nếu Bên bán điện phải đầu tư công trình cấp điện).
– Trường hợp khách hàng đề nghị sang tên Hợp đồng mua bán điện, cần có:
+ Giấy đề nghị của khách hàng có ý kiến đồng ý của chủ hợp đồng cũ, xác nhận của chính quyền địa phương hoặc có đầy đủ giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của chủ nhà mới tại nơi mua điện;
+ Xác nhận nợ tiền điện của chủ cũ (do bộ phận theo dõi nợ của phí Điện lực cung cấp). Trường hợp chủ cũ còn nợ thì phải có bản cam kết của khách hàng sang tên Hợp đồng mua bán điện (chủ mới) chịu trách nhiệm thanh toán số tiền nợ của chủ cũ.
– Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn Hợp đồng mua bán điện: Bên mua điện cần viết Giấy đề nghị bổ sung, sửa đổi, gia hạn Hợp đồng mua bán điện nêu rõ lý do cần bổ sung, sửa đổi, gia hạn.
– Đối với trường hợp ký lại Hợp đồng mua bán điện: Bên mua điện cần viết giấy đề nghị ký lại Hợp đồng mua bán điện, trong đó nêu rõ lý do phải ký lại.
Bên bán điện phải tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ ký kết Hợp đồng mua bán điện, giải quyết các thủ tục về Hợp đồng mua bán điện của khách hàng bao gồm: Ký mới, sang tên, bổ sung, sửa đổi (thay đổi biểu đồ phụ tải, mục đích sử dụng điện,…), gia hạn, thanh lý. Bộ phận này có trách nhiệm:
– Kiểm tra hồ sơ ký kết Hợp đồng mua bán điện để trả lời ngay cho khách hàng bằng giấy biên nhận, trong đó có ghi thời gian ký kết Hợp đồng mua bán điện (trường hợp khách hàng đã có đủ hồ sơ) hoặc những hồ sơ cần bổ sung (trường hợp khách hàng còn thiếu hồ sơ).
– Hoàn thiện hồ sơ, thực hiện thủ tục ký kết Hợp đồng mua bán điện. Không thu tiền hồ sơ làm thủ tục ký kết Hợp đồng mua bán điện.
Ký kết Hợp đồng mua bán điện:
– Số lượng Hợp đồng mua bán điện ký kết với một khách hàng: Bên bán điện và bên mua điện thỏa thuận để lựa chọn 1 trong hai cách sau:
+ Mỗi địa điểm dùng điện ký kết 01 Hợp đồng mua bán điện.
+ Một Hợp đồng mua bán điện chung cho nhiều địa điểm sử dụng điện của Bên mua điện với những điều khoản chung và kèm theo
– Hợp đồng mua bán điện được lập hai bản, mỗi bên giữ một bản. Riêng đối với hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt, số lượng bản theo yêu cầu của khách hàng. Bên bán dự thảo trước Hợp đồng mua bán điện gửi đến Bên mua. Nếu Bên mua đồng ý với nội dung của dự thảo hợp đồng thì Bên mua ký trước, Bên bán ký sau, hoặc đồng thời hai Bên cùng ký kết để hoàn tất thủ tục Hợp đồng mua bán điện.
– Thời hạn của Hợp đồng mua bán điện: phù hợp với thời hạn sử dụng nhà; đất; giấy đăng ký kinh doanh; giấy phép đầu tư;… tại địa điểm mua điện nhưng tối đa không quá 05 năm.
– Hiệu lực của Hợp đồng mua bán điện:
+ Trường hợp Bên mua điện là khách hàng mới, Bên bán không phải đầu tư công trình cấp điện: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày đón điện thương mại.
+ Trường hợp Bên mua điện là khách hàng mới mà Bên bán điện phải đầu tư công trình cấp điện: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày Bên bán điện nhận được thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng do Ngân hàng của Bên mua điện phát hành.
+ Đối với trường hợp ký lại, bổ sung, gia hạn Hợp đồng mua bán điện: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày các Bên ký kết.