Chứng thư số là cặp khóa và đã được mã hóa dữ liệu gồm các thông tin của doanh nghiệp như: Công ty, mã số thuế của doanh nghiệp…. Khi các cá nhân, tổ chức muốn tạm dừng hoạt động của chứng thư số thì cần viết giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số là gì?
Theo quy định của Nghị định 130/2018/NĐ-CP “chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh do khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.” Tạm dừng chứng thư số là làm mất hiệu lực của chứng thư số một cách tạm thời từ một thời điểm xác định. Giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số được các cá nhân, tổ chức sử dụng phổ biến và có vái trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số là mẫu giấy đề nghị được người đại diện theo pháp luật có mong muốn tạm dừng chứng thư số lập ra để đề nghị về việc tạm dừng chứng thư số. Mẫu giấy đề nghị nêu rõ nội dung tạm dừng, lý do tạm dừng, thông tin người đề nghị tạm dừng chứng thư số… Mẫu được ban hành theo Văn bản hợp nhất 25/VBHN-NHNN của Ngân hàng nhà nước. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người đề nghị tạm dừng chứng thư số phải ký và gi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị.
2. Mẫu giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số:
<TÊN TỔ CHỨC
QUẢN LÝ THUÊ BAO>
——-
Số:……..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
….., ngày…tháng….năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM DỪNG CHỨNG THƯ SỐ
Kính gửi: Cục Công nghệ tin học – Ngân hàng Nhà nước
Tên tổ chức quản lý thuê bao:…………..
Đề nghị Cục Công nghệ tin học tạm dừng chứng thư số cho:
1. Thông tin người đề nghị tạm dừng chứng thư số
Đề nghị tạm dừng chứng thư số cho Người đại diện hợp pháp □
Họ và tên:………. Giới tính:……….
Ngày sinh:…………. Nơi sinh:…….. Quốc tịch:………
Số CMT/Hộ chiếu:……….. Ngày cấp:………. Nơi cấp:……….
Nơi công tác/chi nhánh:………… Mã đơn vị:………….
Địa chỉ nơi công tác:……….
Điện thoại di động:…….. Địa chỉ email:………
Chức vụ:…………. Phòng ban:…………
2. Thông tin về chứng thư số
Ngày cấp:………… Ngày hết hạn:…………
Loại nghiệp vụ: (TTLNH /BC theo NĐ82/BC tài chính/DTBB/BCTK…)…….
Mục đích sử dụng: (Khi đăng ký nghiệp vụ Thanh toán liên ngân hàng (TTLNH)):
□ Truyền thông □ Phê duyệt giao dịch
Thời gian tạm dừng: Từ ngày……… Đến ngày…………
Lý do tạm dừng:………….
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu tại đơn vị.
Người đại diện hợp pháp
(Không cần xác nhận trong trường hợp thuê bao trực tiếp đề nghị tạm dừng)
Người đề nghị tạm dừng chứng thư số
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số:
– Phần mở đầu:
+ Tên tổ chức, quản lý thuê bao.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm làm đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận biên bản.
+ Đề nghị Cục Công nghệ tin học tạm dừng chứng thư số.
+ Thông tin của người đề nghị tạm dừng chứng thư số.
+ Thông tin về chứng thư số.
+ Nội dung giấy đề nghị tạm dừng chứng thư số.
– Phần cuối biên bản:
+ Người đại diện hợp pháp.
+ Người đề nghị tạm dừng chứng thư số ký và ghi rõ họ tên.
4. Tạm dừng chữ ký số của thuê bao:
4.1. Chứng thư số:
Khái niệm:
Trước khi hiểu về tạm dừng chữ ký số, ta cần hiểu rõ khái niệm của chứng thư số và nội dung của chứng thư số bao gồm những gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số có nội dung như sau:
“Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.”
Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử do tổ chức dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp. Chứng thư số có thể được coi như một “chứng minh nhân dân, căn cuốc công dân hoặc hộ chiếu” của doanh nghiệp với vai trò xác nhận danh tính của doanh nghiệp trong môi trường của máy tính và Internet với một public key, được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền xác định nhận danh và có quyền cấp chứng thư số theo quy định của pháp luật.
Theo đó, dựa vào khái niệm chứng thư số, có thể khẳng định rằng chủ thể chứng thư số chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu nó và sử dụng nó nhằm xác nhận họ là người đã ký chữ ký số thông qua việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì chủ thể của chứng thư số chính là những cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu và sử dụng nó. Trong doanh các đơn vị kinh doanh, chứng thư số đóng vai trò như “chứng minh thư” của mỗi doanh nghiệp và chủ thể chứng thư số là tên công ty.
Nội dung của chứng thư số
Theo Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số có nội dung như sau:
“Điều 5. Nội dung của chứng thư số
Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10.Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.”
Như vậy. chứng thư số phải đảm bảo bao gồm các thông tin sau đây:
– Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Tên của thuê bao
– Số hiệu của chứng thư số
– Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
– Khóa công khai của thuê bao (Public key)
– Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Một vài thông tin khác như: Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số…
– Các nội dung khác theo quy định của pháp luật,…
4.2. Tạm dừng chứng thư số:
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số có nội dung như sau:
“1. Chứng thư số của thuê bao bị tạm dừng trong các trường hợp sau đây:
a) Khi thuê bao yêu cầu bằng văn bản và yêu cầu này đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng xác minh là chính xác;
b) Khi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có căn cứ để khẳng định rằng chứng thư số được cấp không tuân theo các quy định tại các Điều 24 và 25 Nghị định này hoặc khi phát hiện ra bất cứ sai sót nào có ảnh hưởng đến quyền lợi của thuê bao và người nhận;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng,
d) Theo điều kiện tạm dừng chứng thư số đã được quy định trong hợp đồng giữa thuê bao và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, chứng thư số đã được cấp cho doanh nghiệp có thể bị tạm dừng khi xảy ra một trong 04 trường hợp dưới đây:
+ Doanh nghiệp có Văn bản đề nghị tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số tạm dừng chứng thư số và được nhà cung cấp xác minh nhu cầu này là chính xác.
Nếu người thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải xuất trình Văn bản ủy quyền hợp lệ.
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số có căn cứ để khẳng định rằng chứng thư số được cấp không đúng theo quy định hoặc có sai sót gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp được cấp chứng thư số và người nhận.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan an ninh hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông có yêu cầu tạm dừng chứng thư số.
+ Theo điều kiện tạm dừng chứng thư số đã được quy định trong hợp đồng giữa doanh nghiệp được cấp chứng thư số và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.