Khi không còn căn cứ để tạm dừng chứng thư số của các cá nhân, tổ chức hoặc thời hạn tạm dừng theo yêu cầu đã hết các chủ thể cần làm giấy đề nghị khôi phục chứng thư số gửi lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị khôi phục chứng thư số là gì?
Chứng thư này được dùng như là công cụ điện tử giúp nhận diện cá nhân, máy chủ hoặc một số đối tượng khác. Khi có các căn cứ thì các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có thể tiến hành tạm dừng chứng thư số. Nhưng các tổ chức này phải tiến hành khôi phục chứng thư số khi không còn căn cứ để tạm dừng chứng thư số hoặc đã hết thời hạn tạm dừng theo yêu cầu. Giấy đề nghị khôi phục chứng thư số được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực tế.
Mẫu giấy đề nghị khôi phục chứng thư số là mẫu giấy được người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đề nghị được lập ra để đề nghị về việc khôi phục chứng thư số đã làm. Mẫu giấy đề nghị khôi phục chứng thư số nêu rõ thông tin khôi phục, nội dung khôi phục, thông tin người đề nghị khôi phục chứng thư số,… Mẫu được ban hành theo Văn bản hợp nhất 25/VBHN-NHNN của Ngân hàng nhà nước.
2. Mẫu giấy đề nghị khôi phục chứng thư số:
<TÊN TỔ CHỨC
QUẢN LÝ THUÊ BAO>
——-
Số:………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày…tháng….năm…..
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÔI PHỤC CHỨNG THƯ SỐ
Kính gửi: Cục Công nghệ tin học – Ngân hàng Nhà nước
Tên tổ chức quản lý thuê bao:……….
Đề nghị Cục Công nghệ tin học khôi phục chứng thư số cho:
Thông tin người đề nghị khôi phục chứng thư số
Đề nghị khôi phục chứng thư số cho Người đại diện hợp pháp □
Họ và tên:…….. Giới tính:……..
Ngày sinh:………. Nơi sinh:……… Quốc tịch:………
Số CMT/Hộ chiếu:…….. Ngày cấp:…….. Nơi cấp:……..
Nơi công tác/chi nhánh:…….. Mã đơn vị:……..
Địa chỉ nơi công tác:…………..
Điện thoại di động:…… Địa chỉ email:…..
Chức vụ:……. Phòng ban:…….
Thông tin về chứng thư số
Ngày cấp:………… Ngày hết hạn:………
Loại nghiệp vụ: (TTLNH/BC theo NĐ82/BC tài chính/DTBB/BCTK…)………
Mục đích sử dụng: (Khi đăng ký nghiệp vụ Thanh toán liên ngân hàng (TTLNH)):
□ Truyền thông □ Phê duyệt giao dịch
Thời gian tạm dừng: Từ ngày………. Đến ngày………
Lý do khôi phục:………..
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu tại đơn vị.
Người đại diện hợp pháp/ Người đề nghị khôi phục chứng thư số
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị khôi phục chứng thư số:
– Phần mở đầu:
+ Tên tổ chức, quản lý thuê bao.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm làm đơn.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị khôi phục chứng thư số.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận biên bản.
+ Đề nghị Cục Công nghệ tin học khôi phục chứng thư số.
+ Thông tin của người đề nghị khôi phục chứng thư số.
+ Thông tin về chứng thư số.
+ Nội dung giấy đề nghị khôi phục chứng thư số.
– Phần cuối biên bản:
+ Người đại diện hợp pháp.
+ Người đề nghị khôi phục chứng thư số ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về thủ tục, trình tự cấp chứng thư số:
4.1. Giải thích từ ngữ:
Chứng thư số:
Theo Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, khái niệm chứng thư số là gì đã được giải thích như sau: “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
Đồng thời, cũng tại Khoản 7 trong Nghị định này, các khái niệm cơ bản liên quan đến chứng thư số cũng đã được giải thích rất rõ ràng:
Khái niệm “Chứng thư số có hiệu lực” được hiểu là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi.
Khái niệm “Chứng thư số công cộng” được giải thích là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
Khái niệm “Chứng thư số nước ngoài” được lý giải là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài.
Thông qua nhũng khái niệm này, giúp người dùng nhận định rõ ràng hơn về chứng thư số, tránh những mơ hồ, nhầm lẫn, sai xót khi sử dụng.
Nội dung chứng thư số:
Dữ liệu trên chứng thư số bao gồm các nội dung dữ liệu sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất là thông tin về rên thuê bao.
– Thứ hai là số hiệu của chứng thư số.
– Thứ ba là thời hạn hiệu lực của chứng thư số.
– Thứ tư là thông tin của tên tổ chức chứng thực chữ ký số.
– Thứ sáu là chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.
– Thứ bảy là thư hạn chế mục đích và phạm vi sử dụng của chứng thư số.
– Thứ tám là những hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
– Cuối cùng là các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông.
4.2. Quy định về Cấp chứng thư số:
Theo Điều 5 Thông tư 28/2015/TT-NHNH quy định Cấp chứng thư số có nội dung sau:
– Chứng thư số cho cá nhân thuộc tổ chức quản lý thuê bao
Khi có nhu cầu cấp chứng thư số cho cá nhân thuộc tổ chức quản lý thuê bao, tổ chức quản lý thuê bao nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số qua mạng, nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến trụ sở tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp chứng thư số của tổ chức quản lý thuê bao theo Mẫu biểu 01 đính kèm Thông tư này;
+ Giấy đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân thuộc tổ chức quản lý thuê bao theo Mẫu biểu 02 đính kèm Thông tư này.
– Chứng thư số cho người có thẩm quyền (người đại diện hợp pháp)
Khi có nhu cầu cấp chứng thư số cho người có thẩm quyền (người đại diện hợp pháp) của tổ chức quản lý thuê bao, tổ chức quản lý thuê bao nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến trụ sở tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số. Hồ sơ bao gồm:
+ Các văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Bản sao giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức đã được cấp theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu;
+ Bản sao văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức;
+ Đối với bản sao theo quy định tại điểm b, c Khoản này, tổ chức có quyền lựa chọn bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp chứng thư số hợp lệ, tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số thực hiện cấp chứng thư số cho thuê bao và
– Thời hạn hiệu lực chứng thư số của thuê bao do tổ chức quản lý thuê bao đề nghị nhưng không quá 05 năm kể từ ngày chứng thư số có hiệu lực.
4.3. Quy định của pháp luật về phục hồi chứng thư số của thuê bao:
Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 28 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định nội dung sau:
– Khi có căn cứ tạm dừng chứng thư số, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải tiến hành tạm dừng, đồng thời, thông báo ngay cho thuê bao và công bố trên cơ sở dữ liệu về chứng thư số việc tạm dừng, thời gian bắt đầu và kết thúc việc tạm dừng.
– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải phục hồi chứng thư số khi không còn căn cứ để tạm dừng chứng thư số hoặc thời hạn tạm dừng theo yêu cầu đã hết.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp cụ thể để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải khôi phục lại chứng thư số cho doanh nghiệp, đó là:
+ Khi không còn căn cứ để tạm dừng chứng thư số.
+ Thời hạn tạm dừng theo yêu cầu đã hết, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.