Nếu hợp tác xã muốn hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã sẽ phải làm giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã. Vậy mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã có nội dung và hình thức và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã là gì, mục đích của mẫu giấy?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã có thể hiểu là việc chỉnh sửa, bao gồm việc kiểm tra những lỗi chính tả, ngữ pháp, bố cục của tài liệu, đồng thời còn là công đoạn chỉnh sửa về mặt nội dung của tài liệu.
Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã là văn bản được lập ra để đề nghị về việc hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã.
Mục đích của mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã: hợp tác xã cần hiệu đính thông tin sẽ lập giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã nhằm mục đích đề nghị cơ quan đăng ký hợp tác xã hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã.
2. Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN HỢP TÁC XÃ
——-
Số: ……………
…, ngày …… tháng …… năm ……
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Tên cơ quan đăng ký hợp tác xã (1)
Hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã do chuyển đổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã
Tên hợp tác xã (ghi bằng chữ in hoa): (2)
Mã số hợp tác xã/Mã số thuế:
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã (chỉ kê khai nếu không có mã số hợp tác xã/mã số thuế): ………… Ngày cấp: ……/…../……. Nơi cấp: (3)
Đề nghị bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin như sau: (4)
– Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã hiện nay là:
– Thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hiện nay là:
Do vậy, đề nghị …………………………………… (tên cơ quan đăng ký hợp tác xã) bổ sung, hiệu đính thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã theo đúng thông tin trên Giấy chứng nhận mà hợp tác xã đã đăng ký.
Hợp tác xã cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Giấy đề nghị này. (5)
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA HỢP TÁC XÃ
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy:
(1) Tên cơ quan đăng ký hợp tác xã;
(2) Tên hợp tác xã, Mã số hợp tác xã/Mã số thuế;
(3) Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;
(4) Nội dung bổ sung, hiệu đính thông tin đăng ký hợp tác xã.
(5) Hợp tác xã cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Giấy đề nghị.
4. Những quy định liên quan đến đăng ký hợp tác xã:
4.1. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
Theo Điều 20
– Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức theo quy định của Luật này.
Thành phần tham gia hội nghị thành lập hợp tác xã bao gồm sáng lập viên là cá nhân, người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ gia đình, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã.
Thành phần tham gia hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã bao gồm người đại diện hợp pháp của sáng lập viên và của các hợp tác xã có nguyện vọng gia nhập liên hiệp hợp tác xã.
– Hội nghị thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Hội nghị thông qua điều lệ. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này thì trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định các nội dung sau đây:
Phương án sản xuất, kinh doanh;
Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
Theo đó, trước khi quyết định thành lập hợp tác xã, các sáng lập viên tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã nhằm thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên. Qua hội nghị này, các thành viên thảo luận và quyết định các nội dung phương án sản xuất kinh doanh cũng như bầu ra các chức vụ đứng đầu hợp tác xã.
Đến ngày 01/07/2024 thì Luật Hợp tác xã năm 2023 có hiệu lực pháp luật. Theo đó quy định Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại Điều 39 như sau:
1. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức có thành phần bao gồm:
– Sáng lập viên là cá nhân;
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là tổ chức;
– Cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
– Đại diện của tổ chức đại diện có thể được mời tham gia hội nghị nhưng không có quyền biểu quyết.
2. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo trình tự sau đây
– Thảo luận về dự thảo Điều lệ; danh sách thành viên; phương án sản xuất, kinh doanh; tổ chức quản trị;
– Thông qua Điều lệ;
– Thông qua danh sách thành viên là cá nhân, tổ chức tán thành Điều lệ và đủ điều kiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Thành viên chính thức quyết định các nội dung sau đây:
– Phương án sản xuất, kinh doanh;
– Bầu thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc bầu Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn. Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc);
– Bầu thành viên Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc bầu kiểm soát viên đối với tổ chức quản trị rút gọn;
– Người được ủy quyền đăng ký thành lập và thực hiện các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn định giá, thông qua kết quả định giá tài sản góp vốn của các thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Nghị quyết của hội nghị thành lập bao gồm những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và phải được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, mỗi thành viên một phiếu bầu ngang nhau.
4.2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
Theo Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
– Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
– Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
– Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.
Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp tác xã cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về thành lập hợp tác xã mà luật đề ra. Các điều kiện cơ bản bao gồm: Hợp tác xã đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, có hồ sơ đăng ký hợp lệ, đặt tên hợp tác xã và có trụ sở chính đúng quy định.
Căn cứ theo Điều 44 Luật Hợp tác xã năm 2023 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã như sau:
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Có hồ sơ đăng ký hợp lệ;
– Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã theo quy định của Chính phủ. Khi cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.