Tài sản quý hiếm được hiểu là: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, cổ vật, bảo vật quốc gia. Khi các cá nhân muốn gửi tài sản quý hiếm thì cần làm giấy đề nghị gửi tài sản nộp lên kho bạc nhà nước. Vậy, giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm là gì?
Ngày nay, tài sản của các cá nhân, tổ chức là rất lớn và quý hiếm, đặc biệt, có rất nhiều loại tài sản có giá trị cần được bảo quản. Tuy nhiên, các đối tượng là chủ sở hữu tài sản vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà không thể tự bảo quản tài sản của mình. Chính vì thế, kho bạc nhà nước nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm theo yêu cầu của các chủ thể. Giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm được sử dụng phổ biến trong thực tế và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, nhằm đáp ứng nhủ cầu của các chủ tài sản.
Mẫu giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm là mẫu giấy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra với mục đích là để các cá nhân, tổ chức có tài sản quý hiếm đề nghị về việc gửi tài sản quý hiếm. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin tài sản quý hiếm, thông tin của các cá nhân đề nghị gửi tài sản, số lượng tài sản,… Mẫu giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm được ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người gửi tài sản cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị.
2. Mẫu giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
GIẤY ĐỀ NGHỊ GỬI TÀI SẢN
Kính gửi: KBNN………
Tên tôi là: ………
Địa chỉ: ………
Giấy chứng minh nhân dân số: …….. Ngày cấp: … Nơi cấp:……
Đề nghị cho gửi:
– Tên tài sản: ………
– Nguồn gốc tài sản:………
– Đã được kiểm định tại biên bản (nếu có): ……
– Số lượng tài sản: ………. túi/gói
– Trọng lượng tài sản: ………. gram
(theo bảng kê chi tiết tài sản gửi đính kèm)
Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tài sản (nếu có) gồm:
– ………
– ………
………., ngày….. tháng …. năm ….
NGƯỞI GỬI TÀI SẢN
(Chữ ký)
Họ và Tên
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể giấy đề nghị gửi tài sản.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi tiếp nhận biên bản cụ thể là kho bạc nhà nước.
+ Thông tin của người làm đơn.
+ Giấy ủy quyền (nếu có).
+ Thông tin tài sản đề nghị gửi.
+ Các hồ sơ, tài liệu liên quan.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Người gửi tài sản ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định của pháp luật về bảo quản tài sản:
4.1. Hình thức nhận bảo quản:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức nhận bảo quản tài sản quý hiếm của kho bạc Nhà nước có nội dung như sau:
Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản theo hòm, túi hoặc gói và đã được niêm phong của đơn vị gửi tài sản, trên niêm phong phải có đóng dấu của đơn vị gửi, chữ ký của người niêm phong tài sản đó.
Đối với các trường hợp đơn vị gửi tài sản bảo quản là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị thực hiện thì hình thức nhận bảo quản có nội dung như sau:
– Thứ nhất đối với tài sản là tiền mặt nộp tại Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nước phải thực hiển kiểm đếm xác định giá trị tài sản và hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính.
– Thứ hai, đối với tài sản là tiền mặt và ngoại tệ tiền mặt (các loại ngoại tệ mà Kho bạc Nhà nước có tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại Ngân hàng) nộp tại Ngân hàng: Các đơn vị gửi tài sản phải thực hiện nộp trực tiếp tại Ngân hàng thương mại để chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Đơn vị thực hiện nộp tiền theo hướng dẫn của Ngân hàng thương mại. Kho bạc Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4.2. Hồ sơ, trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản:
Thứ nhất: Đối với loại tài sản có nguồn gốc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 77/2017/TT-BTC thì hồ sơ, thủ tục nhân bảo quản được quy định như sau:
Đối với các loại tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền khi chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước bảo quản, đơn vị gửi tài sản cần phải đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản như sau:
– Đầu tiên là
– Quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Giấy chứng nhận kết quả kiểm định tài sản (nếu có).
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đến gửi tài sản.
– Tài liệu khác về tài sản (nếu có).
Trong trường hợp khi gửi các tài sản vào Kho bạc Nhà nước bảo quản chưa có phương án xử lý tài sản; sau khi đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản phải gửi phương án xử lý tài sản đến Kho bạc Nhà nước.
Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản:
– Kho bạc Nhà nước kiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định.
– Kho bạc Nhà nước kiểm tra niêm phong, đảm bảo trên niêm phong có dấu của đơn vị gửi và chữ ký của người niêm phong. Kho bạc Nhà nước không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.
– Kho bạc Nhà nước lập Biên bản bàn giao, tiếp nhận để bảo quản.
– Ban Quản lý kho của Kho bạc Nhà nước cho hòm/túi/gói của đơn vị gửi vào hòm/túi/gói của Kho bạc Nhà nước niêm phong lại và ký tên trên niêm phong. Mỗi hòm/túi/gói chỉ đựng tài sản của một vụ việc.
– Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tài sản.
Khi có phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với giấy tờ có giá, đơn vị chủ trì xử lý tài sản thực hiện chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp giấy tờ có giá không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền thì gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.
Thứ hai: Đối với loại tài sản có nguồn gốc quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 77/2017/TT-BTC thì hồ sơ, thủ tục nhân bảo quản được quy định như sau:
Hồ sơ Kho bạc Nhà nước nhận tài sản: Khi gửi tài sản vào Kho bạc Nhà nước, bên gửi phải có các loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Công văn đề nghị gửi tài sản bảo quản.
– Biên bản tạm giữ tài sản; biên bản giao nhận tài sản.
– Giấy chứng nhận kết quả kiểm định tài sản (nếu có).
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đến gửi tài sản.
– Tài liệu khác về tài sản (nếu có).
Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản.
– Kho bạc Nhà nước kiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định.
– Kho bạc Nhà nước kiểm tra niêm phong theo quy định.
– Kho bạc Nhà nước lập Biên bản giao nhận.
– Ban Quản lý kho của Kho bạc Nhà nước thực hiện bảo quản hòm/túi/gói tài sản theo quy định.
– Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tài sản.
Để đáp ứng đủ điều kiện gửi tài sản quý hiếm vào kho bạc nhà nước các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các bước và trình tự theo quy định nêu trên.
4.3. Trách nhiệm của các bên trong giao, nhận và xử lý tài sản:
Điều 8 Nghị định 135/2018/TT-BTC quy định nội dung sau:
– Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:
+ Mở các loại sổ để ghi chép, theo dõi từng lần nhập, xuất tài sản.
+ Hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho bên gửi đến giao và nhận lại tài sản.
+ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện: Giấy gói, dây buộc, túi, hòm, niêm phong.
+ Giữ bí mật và bảo đảm an toàn tuyệt đối hòm/túi/gói niêm phong tài sản của bên gửi tài sản, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng tài sản.
+ Trả đúng, đủ tài sản theo hòm/túi/gói niêm phong cho bên gửi khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.
+
+ Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xử lý tài sản, không chịu trách nhiệm về nội dung của quyết định xử lý tài sản.
+ Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản trong hòm/túi/gói còn nguyên niêm phong của bên gửi tài sản.
+ Trước ngày 15/01 hàng năm, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo cho đơn vị gửi tài sản về số liệu hòm/túi/gói tài sản chưa được xử lý gửi tại Kho bạc Nhà nước đến thời điểm ngày 31/12 năm trước.
+ Trường hợp KBNN phát hiện mất tài sản của đơn vị gửi tài sản tại Kho bạc Nhà nước thì Kho bạc Nhà nước nơi để mất tài sản phải báo ngay cho cho cơ quan chức năng và đơn vị đã gửi tài sản để phối hợp giải quyết.
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức gửi tài sản tại Kho bạc Nhà nước
+ Chấp hành các thủ tục, quy trình giao và nhận lại tài sản theo quy định.
+ Thực hiện niêm phong tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo nguyên tắc tài sản thuộc mỗi vụ việc được niêm phong riêng trong một hòm/túi/gói
+ Kiểm tra niêm phong hòm/túi/gói khi nhận lại tài sản; chịu trách nhiệm về danh mục tài sản trong hòm/túi/gói niêm phong gửi tại Kho bạc Nhà nước và toàn bộ số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản của mình khi nhận lại gói tài sản còn nguyên niêm phong.
+ Trường hợp bên gửi phát hiện mất hồ sơ tài sản gửi bảo quản phải báo ngay cho Kho bạc Nhà nước bằng văn bản để phối hợp ngăn ngừa kẻ gian lấy tài sản.
+ Trên cơ sở thông báo của Kho bạc Nhà nước về số liệu hòm/túi/gói tài sản, đơn vị gửi tài sản có trách nhiệm kiểm tra số liệu trên sổ sách, đồng thời phản hồi bằng văn bản về Kho bạc Nhà nước nơi nhận gửi tài sản trước ngày 30/01 hàng năm.
+ Báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền xử lý những tài sản tồn đọng gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc những tài sản đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền nhưng chưa xử lý.
+ Khi thay đổi đơn vị gửi tài sản để bàn giao cho đơn vị khác, đơn vị nhận bàn giao phải có công văn đề nghị Kho bạc Nhà nước tiếp tục bảo quản tài sản theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nghị định 135/2018/TT-BTC đã quy định rõ trách nhiệm của các bên trong việc giao, nhận và xử lý tài sản, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước bao gồm: Mở các loại sổ để ghi chép, theo dõi từng lần nhập, xuất tài sản; Hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho bên gửi đến giao và nhận lại tài sản; Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện: Giấy gói, dây buộc, túi, hòm, niêm phong; Giữ bí mật và bảo đảm an toàn tuyệt đối hòm, túi, gói niêm phong tài sản của bên gửi tài sản, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng tài sản,…
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức gửi tài sản tại Kho bạc Nhà nước bao gồm: Chấp hành các thủ tục, quy trình giao và nhận lại tài sản theo quy định của pháp luật; Thực hiện niêm phong tài sản theo quy định tại Thông tư ,đảm bảo nguyên tắc tài sản thuộc mỗi vụ việc được niêm phong riêng trong một hòm/túi/gói; Kiểm tra niêm phong hòm/túi/gói khi nhận lại tài sản; chịu trách nhiệm về danh mục tài sản trong hòm/túi/gói niêm phong gửi tại Kho bạc Nhà nước và toàn bộ số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản của mình khi nhận lại gói tài sản còn nguyên niêm phong,…