Để xin gia hạn các cá nhân phải viết giấy đề nghị gia hạn trả nợ ngân hàng nộp lên chi nhánh ngân hàng nơi mình nợ tiền. Vậy, mẫu giấy đề nghị gia hạn trả nợ ngân hàng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
công văn chi tiết nhất"}" data-sheets-userformat="{"2":5053,"3":{"1":0},"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"11":0,"12":0,"15":"arial, sans, sans-serif"}">1. Giấy đề nghị gia hạn trả nợ ngân hàng là gì?
Theo quy định của pháp luật thì gia hạn nợ là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận. Gia hạn nợ được quy định là một trong các biện pháp xử lý rủi ro của các Tổ chức tín dụng. Mẫu giấy đề nghị gia hạn trả nợ ngân hàng được các cá nhân sử dụng phổ biến trong đời sống xã hội và có vai trò quan trọng trọng thực tiễn để các chủ thế xin thêm thời gian để thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Quỹ bảo lãnh tín dụng chấp thuận thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký mà không thay đổi thời hạn nhận nợ bắt buộc.
Mẫu giấy đề nghị gia hạn nợ là mẫu giấy đề nghị được lập ra để đề nghị về việc gia hạn nợ. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin gia hạn, thông tin người vay tiền, lý do gia hạn trả nợ ngân hàng,… Mẫu được ban hành theo Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN của Ngân hàng chính sách xã hội.
2. Mẫu giấy đề nghị gia hạn trả nợ ngân hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỢ
Kính gửi: Chi nhánh /Phòng giao dịch NHCSXH………
Họ và tên người vay vốn/người được ủy quyền………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……/……/……Dân tộc: …….. Giới tính:…
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……….. ; ngày cấp ……/……/……..
Nơi cấp …….
Nơi cư trú: ………
Theo
tôi đã được Chi nhánh/Phòng giao dịch NHCSXH ……….
cho vay số tiền là ………. đồng
(Bằng chữ: ……. )
Số tiền đến hạn trả nợ gốc là: ……..đồng.
Ngày đến hạn trả nợ cuối cùng là ngày ……….tháng ………. năm ………
Số tiền nợ gốc chưa trả được là ……. đồng.
Vì lý do:…….
Đề nghị Chi nhánh/Phòng giao dịch NHCSXH ………..
cho gia hạn số dư nợ gốc nêu trên đến ngày …… tháng …… năm ………
Tôi xin cam kết trả nợ đúng hạn trên.
Ngày ……. tháng…. năm….
Ý kiến nhận xét của cán bộ tín dụng
…….
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người vay vốn hoặc người được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA NHCSXH
– Số tiền được gia hạn nợ gốc là ……..đồng.
– Thời gian gia hạn nợ: ……..tháng . Hạn trả nợ cuối cùng đến ngày ……/……./…….
…, Ngày…….tháng…..năm…
TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH-NGHIỆP VỤ HOẶC TỔ TRƯỞNG TỔ KẾ HOẠCH-NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: Giấy đề nghị gia hạn nợ do khách hàng vay vốn hoặc người được ủy quyền lập gửi cho NHCSXH.
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị gia hạn trả nợ ngân hàng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị gia hạn nợ.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin chi nhánh ngân hàng.
+ Thông tin người vay vốn, người được ủy quyền.
+ Thông tin số tiền vay vốn.
+ Lý do xin gia hạn trả nợ ngân hàng.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Ý kiến nhận xét của cán bộ tín dụng.
+ Ký và ghi rõ họ tên người vay vốn hoặc người được ủy quyền.
+ Phê duyệt của NHCSXH.
4. Một số vấn đề liên quan đến gia hạn trả nợ ngân hàng:
4.1. Về gia hạn nợ:
Những trường hợp nào được gia hạn nợ tín dụng.
Khách hàng gặp rủi ro do một trong các trường hợp sau:
+ Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản. Do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng.
+ Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng.
+ Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Điều kiện xem xét gia hạn nợ.
+ Thuộc đối tượng được xem xét gia hạn nợ.
+ Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
+ Có phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ khả thi sau khi được gia hạn nợ.
+ Khoản nợ của khách hàng đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Hoặc chưa được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhưng Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định, đánh giá nếu áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì khách hàng cũng không trả được nợ (gốc, lãi) cho Quỹ bảo lãnh tín dụng theo đúng Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
Thời gian gia hạn nợ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2016/NHNN cụ thể như sau:
“Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Như vậy, một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo thời hạn nhận nợ bắt buộc sau khi khoản nợ được gia hạn không vượt quá thời hạn nhận nợ bắt buộc tối đa quy định. Căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh tín dụng và chứng thư bảo lãnh. Quỹ bảo lãnh tín dụng quyết định thời hạn nhận nợ bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất nhận nợ bắt buộc áp dụng cho khoản trả nợ thay. Thời hạn nhận nợ bắt buộc không quá 1/3 thời hạn cho vay trong hạn của khoản vay được bảo lãnh.
Trường hợp gia hạn nợ. Quỹ bảo lãnh tín dụng điều chỉnh thời hạn nhận nợ bắt buộc trong Hợp đồng nhận nợ bắt buộc.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ thực hiện đối với những trường hợp được gia hạn nợ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có thể gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo các quy định về thời gian nhận nợ trong điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Tuy nhiên không phải tất cả các đề nghị xin gia hạn thời gian trả nợ của khách hàng đều được Ngân hàng đồng ý. Việc có được duyệt yêu cầu gia hạn thời gian trả nợ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại thời điểm yêu cầu gia hạn.
4.2. Về nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là tiền mà người vay mượn không trả đúng thời hạn quy ước phải trả tiền đã vay mượn cho các tổ chức tín dụng bao gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi. Khi đã đến hạn thanh toán hợp đồng vay theo như thỏa thuận về thời gian cho vay mà khách hàng không có khả năng thanh toán được tiền lãi và cả gốc thì được xếp vào nhóm nợ quá hạn.
Nếu cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, công ty bị vướng vào tình trạng nợ thì chịu ảnh hưởng khá xấu đến uy tín của mình. Vì căn cứ vào lịch sử nợ xấu này thì bản thân sẽ bị xếp vào đối tượng có điểm tín dụng thấp. Cơ hội để bạn có thể vay tiếp là gần như bị cân nhắc nhiều hơn.
Nợ quá hạn cũng được phân chia thành nhiều hạn mức khác nhau, bao gồm:
+ Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo.
+ Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo.
Nợ quá hạn còn được ngân hàng phân chia ra các nhóm nợ để có được phương án xử lý nợ phù hợp. Hiện quy định của ngân hàng Việt Nam phân chia nợ thành 5 nhóm, bao gồm:
+ Nợ đủ tiêu chuẩn (0-9 ngày)
+ Nợ cần chú ý (10-29 ngày)
+ Nợ dưới tiêu chuẩn (30-89 ngày)
+ Nợ nghi ngờ (90-179 ngày)
+ Nợ có khả năng mất vốn (trên 180 ngày)
Quy trình thu nợ quá hạn của ngân hàng:
– Việc xử lý nợ quá hạn sẽ được thực hiện tuân thủ trên 2 quy định chung:
+ Quy định của ngân hàng nhà nước.
+ Quy định riêng của mỗi ngân hàng.
– Căn cứ vào tình hình nợ thuộc nhóm nào mà ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ có quy trình xử lý phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ thực hiện xử lý nợ thông qua các cách sau:
+ Liên hệ ngay với người vay bao gồm cá nhân, tổ chức, công ty nhằm
+ Nếu vẫn chưa có động thái trả nợ thì ngân hàng tiếp tục gửi
+ Một số ngân hàng bắt đầu chọn hình thức chuyển việc đòi nợ cho bên thứ 3 để thực hiện thay mình.
+ Thực hiện các cách trên vẫn chưa có thể thỏa thuận cũng như thu hồi nợ thì ngân hàng hoặc tổ chức cho vay sẽ sử dụng đến phương án cuối cùng là kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật.