Giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán là căn cứ để Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và chấp thuận cho việc chi nhánh của công ty chứng khoán được đóng cửa. Vậy giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán là gì?
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán là gì?
Mẫu giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán là mẫu giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán do công ty chứng khoán lập ra và gửi cho Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước để đề nghị chấp thuận đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán. Mẫu giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán bao gồm những nội dung: thông tin về công ty chứng khoán, thông tin về chi nhánh công ty chứng khoán đề nghị đóng cửa, lý do đóng cửa chi nhánh …
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được quy định rất cụ thể tại Điều 9, Luật Chứng khoán 2019:
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, tổ chức thực thi pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc để trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
– Tổ chức, phát triển thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
– Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; chấp thuận các quy định, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sửa đổi quy định, quy chế liên quan đến hoạt động nghiệp vụ; đình chỉ, hủy bỏ quyết định liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, chỉ đạo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
– Chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, chấp thuận hệ thống giao dịch chứng khoán và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán mới;
– Quản lý, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán của các tổ chức, cá nhân;
– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
– Báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường và các giải pháp để ổn định thị trường và bảo đảm an ninh, an toàn tài chính;
– Thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;
– Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
–Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng;
– Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Giám sát tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán trong việc thực hiện mục đích, tôn chỉ, Điều lệ hoạt động;
– Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện hợp tác quốc tế và làm đầu mối thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cán bộ, công chức, viên chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm trung thực, bảo mật thông tin, tuân thủ quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán là văn bản chứa đựng những thông tin về công ty chứng khoán, thông tin về chi nhánh công ty chứng khoán đề nghị đóng cửa, lý do đóng cửa chi nhánh …Ngoài ra, giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán là căn cứ để Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và chấp thuận cho việc chi nhánh của công ty chứng khoán được đóng cửa.
2. Mẫu giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày …… tháng …… năm ……
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CỬA CHI NHÁNH/PHÒNG
GIAO DỊCH/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Chúng tôi là:
Công ty chứng khoán (tên đầy đủ của công ty ghi bằng chữ in hoa)
Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số:…… do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày … tháng … năm …
Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: …. Fax:…
Đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Công ty được đóng cửa địa điểm chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện như sau:
Trường hợp đóng cửa chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện
Tên chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện:..
Địa chỉ đặt chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện: ..
Điện thoại: …. Fax:…
Nội dung, phạm vi hoạt động theo ủy quyền:..
Lý do đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện .
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ kèm theo:
(Liệt kê đầy đủ)
(Tổng) Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán:
Phần kính gửi của giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán thì người lập giấy đề nghị phải ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
Phần nội dung của giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán yêu cầu người lập giấy đề nghị phải cung cấp đầy đủ chính xác, chi tiết nhất những thông tin về công ty chứng khoán, thông tin về chi nhánh công ty chứng khoán đề nghị đóng cửa, lý do đóng cửa chi nhánh. Ngoài ra, người lập giấy đề nghị phải cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối giấy đề nghị đóng cửa chi nhánh công ty chứng khoán thì người đại diện chi nhánh công ty chứng khoán sẽ ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Quy định về chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam:
Cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam do công ty mẹ quyết định, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ của công ty chứng khoán trong nước. Và chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam chỉ được thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Căn cứ Thông tư 97/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam ta sẽ thấy được những quyền và nghĩa vụ của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Quyền của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có các quyền sau đây:
+ Được thu giá dịch vụ tư vấn theo thỏa thuận với khách hàng và quy định của pháp luật.
+ Được mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của chi nhánh. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.
+ Được tuyển dụng người lao động Việt Nam và lao động nước ngoài vào làm việc tại chi nhánh theo quy định pháp luật có liên quan.
+ Có dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được sử dụng dấu này trong các văn bản giao dịch thuộc quyền hạn và chức năng của chi nhánh.
+ Các quyền khác theo quy định pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.
+ Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của chi nhánh cho khách hàng phải phù hợp với tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của từng khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhưng không đầy đủ, chính xác.
+ Bảo mật các thông tin nhận được từ người sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Cập nhật, lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng, chứng từ của khách hàng và chi nhánh.
+ Chỉ được sử dụng nguồn vốn được cấp cho hoạt động kinh doanh được cấp phép, không được phép vay từ các tổ chức, cá nhân khác ngoại trừ công ty mẹ.
+ Không được trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi sau: quyết định đầu tư chứng khoán thay cho khách hàng; thỏa thuận với khách hàng để chia sẻ lợi nhuận hoặc lỗ; quảng cáo, tuyên bố rằng nội dung, hiệu quả, hoặc các phương pháp phân tích chứng khoán của mình có giá trị cao hơn của công ty chứng khoán khác; cung cấp thông tin sai sự thật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó, cung cấp thông tin sai lệch, gian lận hoặc gây hiểu nhầm cho khách hàng.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật có liên quan.