Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước là nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước và tỉ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách Nhà nước. Vậy để đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước:
1. Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước là gì?
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
– Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quĩ ngân sách Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước là nội dung các khoản thu ngân sách Nhà nước và tỉ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách Nhà nước.
– Vai trò: thu ngân sách nhà nước nắm vai trò quan trọng và cụ thể như sau:
+ Thu ngân sách nhà nước nắm vai trò đảm bảo được những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và luôn luôn đáp ứng những nhu cầu chi tiêu của một số hoạt động trong bộ máy nhà nướ và Để mà nói thì ngân sách nhà nước là một trong quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất nhằm giải quyết được những vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, giáo dục, văn hóa, hành chính, an ninh, quốc phòng và y tế… Với những nhu cầu cần thiết này nắm những vai trò tăng thu ngân sách quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển ngân sách đảm bảo phát triển quốc gia.
+ Thông qua quá trình thu ngân sách nhà nước thì những điều tiết kinh tế và xã hội sẽ được hạn chế và tăng cường những mặt tích cực giúp tăng trưởng sự phát triển mọi hoạt động hiệu quả và quá trình kiểm soát và Để từ đó có thể điều tiết được mọi cơ cấu hoạt động kinh tế và có những định hướng chung.
+ Bên cạnh đó việc thu ngân sách nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng để điều tiết được những thu nhập cá nhân thông qua quá trình đóng thuế. Đây cũng là phương pháp giảm khoảng cách giàu nghèo tạo điều kiện ổn định kinh tế và đời sống những người có thu nhập thấp.
Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước để đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước
2. Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước:
CƠ QUAN THU | GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH THU NSNN, HOÀN TRẢ NSNN Điều chỉnh thu NSNN □ Điều chỉnh hoàn trả NSNN □ | Mẫu số C1-07a/NS (Theo TT số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Số: ……..….. |
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước: …………….. Tỉnh, TP: …………
THÔNG TIN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH:
Cơ quan đề nghị điều chỉnh: ………………. Mã cơ quan thu …….
Địa chỉ:. ……………. Xã ………………….. Quận/Huyện ………. Tỉnh, TP ……
Do việc lập thông tin thu NSNN hoặc hoàn trả NSNN chưa chính xác, nay đề nghị KBNN ………………. điều chỉnh lại như sau:
GNT/Lệnh hoàn trả | Mã số thuế | Lý do điều chỉnh | Thông tin chứng từ nộp NSNN/Lệnh hoàn trả | Đề nghị điều chỉnh | |||||||||||||||
Số | Ngày | Mã TK KT | Mã ND KT | Mã CQ thu | Mã ĐBHC | Mã chư ơng | Kỳ thuế | Số tiền | Mã TK KT | Mã ND KT | Mã CQ thu | Mã ĐBHC | Mã chương | Kỳ thuế | Số tiền | ||||
Tổng cộng | Tổng cộng | ||||||||||||||||||
Các thông tin khác đề nghị điều chỉnh: | |||||||||||||||||||
– … | |||||||||||||||||||
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Ngày … tháng … năm ..….
KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
CƠ QUAN THU
Ngày … tháng … năm …..
NGƯỜI LẬP
(Ký, ghi họ tên)
THỦ TRƯỞNG
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu giấy đề nghị điều chính thu ngân sách nhà nước, Hoàn trả ngân sách nhà nước
– Các thông tin khác đề nghị điều chỉnh là gì?
– Các thông tin hoàn trả ngân sách nhà nước gồm những gì?
4. Một số quy định của pháp luật về điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước:
4.1. Điều chỉnh các khoản chi ngân sách nhà nước:
Tại Điều 40. Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp
1. Ngân sách địa phương được sử dụng nguồn thu được hưởng 100%, số thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên để cân đối thu, chi ngân sách cấp mình, bảo đảm các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh được giao.
2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở:
a) Tính toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi quy định tại các điều 35, 37 và 38 của Luật này theo các chế độ thu ngân sách, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, theo các tiêu chí về dân số, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của từng vùng; chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và vùng có khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn; vùng có diện tích đất trồng lúa nước lớn; vùng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; vùng kinh tế trọng điểm;
b) Đối với khoản thu ngân sách địa phương được hưởng theo quy định tại điểm đ và điểm i khoản 1 Điều 37 của Luật này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.
3. Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách;
b) Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện;
c) Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới;
d) Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương quy định tại điểm này tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách trung ương.
Như vậy, Xác định số bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp để cân đối nguồn ngân sách được hợp lý hơn. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối được xác định trên cơ sở và Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; khả năng ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương cấp dưới, để hỗ trợ ngân sách cấp dưới trong các trường hợp khác nhau phải được thực hiện theo đúng thủ tục, trình tự và quy định mà pháp luật đề ra.
4.2. Hoàn trả ngân sách nhà nước:
Quy trình, thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
a) Trường hợp hoàn trả các khoản thu do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý: Quy trình, thủ tục hoàn trả được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng;
b) Trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý: Quy trình, thủ tục hoàn trả được thực hiện như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoàn trả (cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan ra quyết định thu) có trách nhiệm đối chiếu nội dung hồ sơ đề nghị hoàn trả với các chứng từ thu NSNN của khoản đã nộp trước đó (nhận bản sao chứng từ nộp tiền vào KBNN đối chiếu với bản chính), nếu phù hợp thì lập lệnh hoàn trả khoản thu NSNN, chuyển cho KBNN nơi đã thu NSNN để thực hiện hoàn trả cho người nộp NSNN.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh hoàn trả, KBNN thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh hoàn trả với chứng từ nộp tiền trước đó, nếu phù hợp thì làm thủ tục hoàn trả cho người được hoàn trả; nếu không phù hợp, thì đề nghị người được hoàn trả hoặc cơ quan có thẩm quyền bổ sung, hoàn chỉnh
Như vậy Quy trình, thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được pháp luật quy định và Trường hợp hoàn trả các khoản thu do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý: Quy trình, thủ tục hoàn trả được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên. và Trường hợp hoàn trả các khoản thu không do cơ quan Thuế, Hải quan quản lý: Quy trình, thủ tục hoàn trả theo quy định. Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước (Mẫu C1-07a/NS), Hướng dẫn cách làm Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước, hoàn trả ngân sách nhà nước (Mẫu C1-07a/NS) và các thông tin pháp lý kèm theo.
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước