Người vay vốn ngân hàng có thể thực hiện trả nợ một lần hoặc trả theo kỳ hạn nhất định. Khi cá nhân trả nợ muốn mong muốn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tại ngân hàng thì cần có giấy điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Vậy giấy điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là gì, mẫu giấy này như thế nào, viết ra sao,...?
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là gì và để làm gì?
Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là mẫu giấy được cá nhân thực hiện hoạt động vay tiền tại ngân hàng lập ra gửi lên ngân hàng nhằm đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được dùng để điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của cá nhân đó tại ngân hàng chính sách xã hội.
2. Mẫu giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ
Kính gửi: Chi nhánh /Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội.……(1)
Họ và tên người vay vốn/người được ủy quyền: ……. (2)
Ngày, tháng, năm sinh: …../…../…Dân tộc: ……. Giới tính:……(3)
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……. ; ngày cấp …../…../…….. Nơi cấp ……(4)
Nơi cư trú: …….(5)
Theo
tôi đã được Chi nhánh/Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội ……..(1) cho vay số tiền là ……… đồng (7)
(Bằng chữ: ……… )
Số tiền đến hạn trả nợ gốc là: ……đồng. (8)
Ngày đến hạn: ngày ……..tháng……năm ……
Số tiền nợ gốc chưa trả được là …….. đồng. (9)
Vì lý do: ……
Đề nghị Chi nhánh/Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội ……. (1)
cho phép tôi được kéo dài thời hạn trả khoản nợ gốc nêu trên đến ngày … tháng…năm … (10)
Tôi xin cam kết trả nợ đúng hạn trên./.
Ngày …… tháng…. năm……
Ý kiến nhận xét của cán bộ tín dụng
………
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người vay vốn hoặc được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA NHCSXH
– Số tiền được điều chỉnh kỳ hạn là ……
– Thời gian điều chỉnh đến ngày ……/………/…
TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ HOẶC
TỔ TRƯỞNG TỔ KẾ HOẠCH – NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày……..tháng…….năm…….
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu)
Ghi chú: Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ do khách hàng vay vốn hoặc người được ủy quyền lập để gửi cho NHCSXH
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi tên chi nhánh/phòng giao dịch
(2) Ghi theo Chứng minh nhân dân
(3) Ghi theo Chứng minh nhân dân
(4) Ghi theo Chứng minh nhân dân
(5) Ghi nơi cư trú của cá nhân, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(6) Ghi thông tin theo
(7) Ghi số tiền vay tại ngân hàng
(8) Ghi thông tin về số tiền đến hạn trả nợ góc và ngày đến hạn
(9) Ghi số tiền và lý do chưa trả nợ gốc được
(10) Ghi ngày hẹn trả nợ gốc
3. Quy định về hoạt động cho vay, trả nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ tại ngân hàng chính sách xã hội:
3.1. Điều kiện cho vay:
Để được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, thì các cá nhân cần phải có đủ các điều kiện sau:
– Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Cá nhân có cư trú hợp pháp tại địa phương;
– Cá nhân có nhu cầu vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Cá nhân có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng chính sách xã hội (nếu có);
– Các đối tượng sau cần có thêm điều kiện:
+ Đối tượng vay vốn là người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp theo quy định trừ các trường hợp đặc biệt khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi hoặc người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở thì cần phải có Quyết định thu hồi đất trong vòng 5 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi đất;
+ Đối tượng vay vốn là người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo và được phía nước ngoài chấp nhận (Khoản 4)
3.2. Thủ tục, quy trình cho vay:
* Hồ sơ vay vốn:
Khách hàng vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01/LĐNN gửi kèm các giấy tờ sau:
– Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, số hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn thời hạn của người lao động;
– Bản sao có chứng thực hợp đồng ký kết giữa người lao động với Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Văn bản ủy quyền của người lao động Mẫu số 03/LĐNN;
– Hợp đồng thỏa thuận về việc chuyển tiền lương của người lao động để trả nợ, trả lãi tiền vay Mẫu số 07/LĐNN (sau đây viết tắt là Hợp đồng thỏa thuận) đối với trường hợp người lao động được Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quản lý tiền lương;
– Đối với khách hàng vay vốn là thân nhân của người có công với cách mạng nộp Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận Mẫu số 4 ban hành theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP
– Đối với khách hàng vay vốn thuộc đối tượng bị thu hồi đất theo
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm trong trường hợp khoản vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.
* Quy trình cho vay:
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn, Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay phân công cán bộ tín dụng thực hiện:
– Kiểm tra, đối chiếu, thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của đối tượng vay vốn, hồ sơ vay vốn, đồng thời lập Báo cáo thẩm định Mẫu số 02/LĐNN trình Trưởng phòng Kế hoạch – nghiệp vụ /Tổ trưởng tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng kiểm soát, sau đó trình Giám đốc xem xét phê duyệt hồ sơ vay vốn.
+ Nếu không phê duyệt thì Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay
+ Nếu phê duyệt cho vay thì Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay gửi
– Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay cùng khách hàng vay vốn lập Hợp đồng tín dụng Mẫu số 05/LĐNN; lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng chính sách xã hội.
– Báo cáo thẩm định và các hợp đồng nêu trên được lập phù hợp với từng đối tượng vay vốn, loại tài sản bảo đảm nhưng phải tuân thủ theo nội dung mẫu hướng dẫn tại văn bản này và được đánh máy.
– Sau khi hồ sơ vay vốn được hoàn thiện được bàn giao cho bộ phận kế toán làm căn cứ giải ngân vốn vay cho khách hàng, trong đó Báo cáo thẩm định được lập 02 bản theo Mẫu số 02/LĐNN, 01 bản lưu tại bộ phận tín dụng, 01 bản lưu tại bộ phận kế toán.
– Trước khi giải ngân vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay: nhập kho hồ sơ bảo đảm tiền vay và giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có) theo quy định hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội; hướng dẫn khách hàng vay vốn thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay. Việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán được thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội. (Khoản 11)
3.3. Định kỳ hạn trả nợ, trả lãi:
Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay vốn về kỳ hạn trả nợ gốc, lãi tiền vay, nhưng tối đa không quá 6 tháng/kỳ.
Riêng đối tượng vay vốn là người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay vốn về kỳ hạn trả nợ gốc, lãi tiền vay, nhưng tối đa không quá 12 tháng/kỳ. (Khoản 13)
3.4. Điều chỉnh kỳ hạn nợ:
Điều chỉnh kỳ hạn nợ được áp dụng khi khách hàng vay vốn không trả được nợ khi đến kỳ hạn trả nợ do nguyên nhân khách quan và có nhu cầu xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Người vay hoặc người được ủy quyền phải có Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Mẫu số 08/LĐNN gửi Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay trước 05 ngày đến hạn theo từng kỳ trả nợ để ngân hàng xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Thời hạn điều chỉnh cho một kỳ hạn trả nợ có thể được thực hiện một hoặc nhiều lần nhưng tối đa không quá 6 tháng cho mỗi kỳ hạn trả nợ.
Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ được Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay phê duyệt và được lưu ở bộ phận kế toán.
Trong trường hợp khách hàng vay vốn không trả được nợ hoặc không được Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì số tiền đến hạn của kỳ đó sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Khi chuyển nợ quá hạn Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay lập thông báo chuyển nợ quá hạn Mẫu số 11/LĐNN gửi cho khách hàng vay vốn hoặc người được ủy quyền và được lưu ở bộ phận kế toán. Riêng đối tượng vay vốn là người lao động tại các huyện nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến kỳ hạn nả nợ, người vay không trả được nợ thì được chuyển theo dõi sang kỳ hạn tiếp theo. ( Mục 1 Khoản 15)
3.5. Gia hạn nợ:
Đối với thủ tục gia hạn nợ, thì trước 30 ngày đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay gửi Thông báo nợ đến hạn đến người vay hoặc người được ủy quyền theo Mẫu số 10/LĐNN. Hoặc khi đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, khách hàng vay vốn không trả được nợ do nguyên nhân khách quan và có nhu cầu xin gia hạn nợ, thì trước 05 ngày đến hạn trả nợ người vay hoặc người được ủy quyền phải có Giấy đề nghị gia hạn nợ Mẫu số 09/LĐNN gửi Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ.
Tương tự như Giấy đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì Giấy đề nghị gia hạn nợ cũng được Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay phê duyệt và được lưu ở bộ phận kế toán.
– Việc gia hạn nợ có thể thực hiện một hay nhiều lần nhưng tối đa không quá thời hạn cho vay đối với món vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và tối đa không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với món vay có thời hạn trên 12 tháng. (Mục 2 Khoản 15)
Cân cứ pháp lý: Hướng dẫn 7886/NHCS-TDNN của Ngân hàng chính sách xã hội quy định về hoạt động cho vay, trả nợ tại ngân hàng