Trong hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, bắt buộc phải có giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh mới nhất được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
- 2 2. Hướng dẫn khai các thông tin trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
- 3 3. Những ngành nghề kinh doanh không được khai trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
- 4 4. Những ngành nghề kinh doanh chỉ được khai trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh khi hộ kinh doanh đáp ứng được điều kiện:
1. Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Phụ lục III-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
…, ngày…tháng…năm…
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế hoạch
Tôi là (ghi họ tên bằng chữ in hoa):… Giới tính:…
Sinh ngày:…/…/…Dân tộc:…Quốc tịch:…
Mã số thuế cá nhân (nếu có):…
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân:
Căn cước công dân Chứng minh nhân dân
Sổ giấy tờ pháp lý của cá nhân:…
Ngày cấp:…/…/…Nơi cấp:…
Có giá trị đến ngày (nếu có): …/…/…
Địa chỉ thường trú:…
Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn:…
Xã/Phường/Thị trấn:…
Quận/huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:…
Tỉnh/Thành phố:…
Địa chỉ liên lạc:…
Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn:…
Xã/Phường/Thị trấn:…
Quận/huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:…
Tỉnh/Thành phố:…
Điện thoại (nếu có):… Email (nểu có):…
Đăng ký hộ kinh doanh do tôi là chủ hộ với các nội dung sau:
1. Tên hộ kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa):…
2. Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn:…
Xã/Phường/Thị trấn:…
Quận/Huyện/Thị xã Thành phố thuộc tỉnh:…
Tỉnh/Thành phố:…
Điện thoại (nếu có):… Fax (nếu có):…
Email (nếu có):… Website (nếu có):…
3. Ngành, nghề kinh doanh:
STT | Tên ngành | Mã ngành | Ngành, nghề kinh doanh chính (Đánh dấu x để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai) |
|
|
|
|
4. Vốn kinh doanh:
Tổng sổ (bằng số, bằng chữ, VND):…
5. Thông tin đăng ký thuế:….
5.1. Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):
Số nhà, đường phổ/tổ/xóm/ấp/thôn:…
Xã/Phường/Thị trấn:…
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:…
Tỉnh/Thành phố:…
Điện thoại (nếu có):… Email(nếu có):…
5.2. Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp hộ kinh doanh dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì không cần kê khai nội dung này): …/…/…
5.3. Tổng số lao động (dự kiến):…
5.4. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh (Chỉ kê khai khi có địa điểm kinh doanh khác trụ sở hộ kinh doanh)
STT | Tên địa điểm kinh doanh | Địa chỉ kinh doanh | Ngày bắt đầu hoạt động | |||
Số nhà, đường phố/tổ/xóm/ ấp/thôn | Phường/xã | Quận/huyện | Tỉnh/thành phố | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chủ thể thành lập hộ kinh doanh (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Cá nhân Các thành viên hộ gia đình
7. Thông tin về các thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh:
STT | Họ tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Quốc tịch | Dân tộc | Địa chỉ thường trú | Địa chỉ liên lạc | Số, ngày cấp, cơ quan cấp CCCD/CMND | Chữ ký |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tôi xin cam kết:
– Bản thân và các thành viên hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập) không thuộc diện pháp luật cấm kinh doanh; không dồng thời là chủ hộ kinh doanh khác; không là chủ doanh nghiệp tư nhân; không là thành viên hợp danh của công ty hợp danh (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại;
– Địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của hộ kinh doanh và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
– Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung đăng ký trên.
| CHỦ HỘ KINH DOANH (Ký và ghi họ tên) |
2. Hướng dẫn khai các thông tin trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
Khi khai các thông tin trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh, người khai cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, phần ngành, nghề kinh doanh:
– Hộ kinh doanh có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm, thế nên, người khai phải điền tên ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm vào phần này, nhưng cần lưu ý rằng, đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh sẽ chỉ được kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
– Mục mã ngành ở phần Ngành, nghề kinh doanh, người khai phải ghi tên ngành và mã ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đối với các ngành, nghề kinh doanh chính. Đối với những ngành, nghề kinh doanh khác, hộ kinh doanh được ghi tự do (free text) và không cần ghi mã ngành cấp bốn.
Thứ hai, phần thông tin đăng ký thuế:
– Mục ngày bắt đầu hoạt động ở phần thông tin đăng ký thuế, nếu hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau ngày bắt đầu hoạt động hộ kinh doanh đã kê khai thì ngày bắt đầu hoạt động là ngày hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Thứ ba, phần chủ thể thành lập hộ kinh doanh: ở phần này có mục thông tin về những thành viên hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh, người khai lưu ý rằng chỉ kê khai mục này trong trường hợp chủ thể thành lập hộ kinh doanh là các thành viên hộ gia đình.
3. Những ngành nghề kinh doanh không được khai trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh:
Những ngành nghề kinh doanh không được khai trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh chính là những ngành nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm có:
– Kinh doanh các chất ma túy: các chất ma túy cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, bao gồm:
+ Các chất và muối, đồng phân, ester, ether và muối của các đồng phân, ester, ether có thể tồn tại của các chất này;
+ Các chất và muối, đồng phân có thể tồn tại của các chất này;
+ Các chất và muối có thể tồn tại của các chất này;
+ Các chất sau:
++ Cần sa và các chế phẩm từ cần sa;
++ Lá Khat;
++ Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện (trừ trường hợp ethyl este của acid béo iod hóa ở trong dầu hạt thuốc phiện mà không còn chứa chất ma túy từ thuốc phiện).
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật: danh mục hóa chất, khoáng vật cấm đầu tư kinh doanh được quy định tại Phụ lục II Ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có thể kể đến như:
+ Các hợp chất O-Alkyl;
+ Các hợp chất O-Alkyl;
+ Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh;
+ Các hợp chất Lewisit,…
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định ở trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật của các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên: pháp luật quy định tại Phụ lục III Ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
4. Những ngành nghề kinh doanh chỉ được khai trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh khi hộ kinh doanh đáp ứng được điều kiện:
Theo quy định của pháp luật, Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh ở trong ngành, nghề đó phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Chính vì thế, hộ kinh doanh chỉ được khai những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh khi đáp ứng được đủ điều kiện để được kinh doanh các ngành nghề đó theo quy định của pháp luật. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi Luật số 03/2022/QH15, có thể kể đến một số ngành nghề như:
– Sản xuất con dấu;
– Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);
– Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;
– Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;
– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
– Kinh doanh dịch vụ xoa bóp;
– Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
– Kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
– Kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy;
– Hành nghề luật sư;
– Hành nghề công chứng;
– Hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả;
– Hành nghề đấu giá tài sản;
– Hành nghề thừa phát lại;
– Hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản;
– Kinh doanh dịch vụ kế toán;
– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
– Kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế,…
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại TT 01/2021/TT-BKHĐT;
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
– Luật Đầu tư 2020.