Trường hợp giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại bị mất hay hư hỏng có thể xin đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại không và làm Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại:
- 4 4. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại:
- 5 5. Những điểm khác biệt hoặc ưu điểm của Hòa giải thương mại so với các phương thức giải quyết tranh chấp như Tòa án, Trọng tài thương mại là gì?
1. Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại là gì?
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ hanh chấp đã phát sinh.
Hoạt động hoà giải thương mại thông thường được tiến hành theo các bước nhằm đạt được hiệu quả giải quyết các tranh chấp giữa các bên như trao đổi thông tin, tài liệu, lựa chọn hội đồng, các ý kiến tham vấn của người trung gian hoà giải… Kết quả của phiên hoà giải cần được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chữ ký của người đại diện các bên tranh chấp.
Các
Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại là trong các trường hợp giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại bị hư hỏng hay mất.. thì có thể làm giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại theo quy định với các nội dung và thông tin đầy đủ.
Giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại được ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại, với mục đích để xin được cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại theo quy định
2. Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CỦA TRUNG TÂM HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Trung tâm hòa giải thương mại……
Giấy phép thành lập số:………được Bộ Tư pháp cấp ngày…….tháng……năm……
Địa chỉ trụ sở: ……
Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: ………Nam/nữ:…………………..
Ngày sinh:……/…../………Nơi sinh:…
Chức vụ:………
Số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Thẻ Căn cước công dân: ………
Ngày cấp:………/………../……………Nơi cấp:………
Đề nghị Bộ Tư pháp cấp lại Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại với lý do cấp lại như sau: ………
Chúng tôi cam kết nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Tài liệu gửi kèm
Tỉnh (thành phố), ngày… tháng …năm…
Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm hòa giải thương mại
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu số 08/TT-HGTM: Mẫu giấy đề nghị cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại
– Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm hòa giải thương mại (Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
– Ghi các nội dung đầy đủ và chính xác, không tẩy xóa làm sai lệch thông tin
4. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép thành lập của trung tâm hòa giải thương mại:
– Trình tự thực hiện:
+ Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam mà Giấy đăng ký hoạt động bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác có thể gửi giấy đề nghị cấp lại đến Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại. Nộp hồ sơ thông qua Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng (số 19, Trần Hưng Đạo, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
+ Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động xem xét cấp lại Giấy phép đăng ký hoạt động.
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng.
– Thành phần, số lượng hồ sơ: Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hoà giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm hoà giải thương mại/chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hoà giải thương mại (Mẫu số 05-TP-HGTM.doc) ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP.
+ Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại (Mẫu số 06-TP-HGTM.doc) ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP.
+ Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 12-TP-HGTM.doc) ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP.
– Lệ phí (nếu có): Không quy định.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại/Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại (Mẫu số 09-TP-HGTM.doc) ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP.
+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 16-TP-HGTM.doc) ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT-BTP.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+
+ Thông tư số 02/2018/TT-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.
5. Những điểm khác biệt hoặc ưu điểm của Hòa giải thương mại so với các phương thức giải quyết tranh chấp như Tòa án, Trọng tài thương mại là gì?
– Tính bảo mật: Trong quá trình hòa giải, độc lập, vô tư, khách quan, trung thực là những yêu cầu mà Hòa giải viên phải tuân theo. Quy trình hòa giải được tiến hành bằng các phiên họp chung giữa Hòa giải viên với các bên và các phiên họp riêng giữa Hòa giải viên với từng bên. Nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu: (i) bất kỳ thông tin nào được cung cấp bởi một bên chỉ có thể được bộc lộ cho bên kia hoặc bên thứ 3 nếu được sự đồng ý của bên cung cấp thông tin đó; (2) không có bất kỳ thông tin nào được đưa ra trong quá trình Hòa giải thương mại lại được sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác, kể cả cho việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác như Trọng tài hay Tòa án; (iii) thành phần tham gia phiên hòa giải là rất hạn chế.
– Sự đồng thuận về kết quả giải quyết tranh chấp giúp các bên giữ mối quan hệ tốt đẹp: Sự đồng thuận là nét khác biệt căn bản giữa Hòa giải thương mại với các phương thức khác như Trọng tài hay Tòa án. Khi tiến hành Hòa giải, Hòa giải viên không định kiến, không đưa ra phán quyết, không đưa quan điểm cá nhân ép buộc các bên phải nghe theo… Thay vào đó, Hòa giải viên nắm giữ nguyên tắc và quy trình Hòa giải để tạo điều kiện cho các bên được tự do đưa ra quan điểm của mình về vụ việc, tự do đưa ra phương án giải quyết tranh chấp của mình. Hòa giải viên đóng vai trò chính là kết nối các bên, đại sứ truyền đạt lại các thông tin nào được các bên cho phép, giúp các bên tìm được tiếng nói chung. Với cách làm này, Hòa giải thương mại đề cao vai trò của các bên trong vụ tranh chấp, tạo điều kiện để các bên tự do thỏa thuận, phát huy quyền chủ động tối đa của các bên để họ tự đi đến kết quả giải quyết tranh chấp theo mong muốn riêng của mình. Thông qua đó, Hòa giải thương mại giúp các bên giữ được mối quan hệ tốt đẹp vốn có, tiết kiệm chi phí và thời gian tham gia tố tụng.
– Có thể chọn một phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu việc hòa giải không thành: Nếu không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Điểm đặc biệt lưu ý rằng các thông tin, tài liệu, ý kiến, quan điểm của các bên được đưa ra trong quá trình hòa giải sẽ không được sử dụng để làm chứng cứ tại các cơ quan giải quyết tranh chấp khác sau này (nếu có). Do đó, các bên có thể hoàn toàn yên tâm việc đưa ra những đề xuất, thông tin… trong quá trình hòa giải nhằm giúp việc hòa giải sớm có kết quả tốt nhất.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 02/2018/TT-BTP về hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại.