Để các chủ thể thành lập Sở Giao dịch hàng hóa thì cần làm giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy, giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là gì?
- 2 2. Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa:
- 4 4. Một số quy định về Sở Giao dịch hàng hóa:
- 5 5. Chức năng và vai trò của Sở Giao dịch hàng hóa:
1. Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là gì?
Hiện nay, đang có nhiều tổ chức, tập đoàn đã nghiên cứu, xây dựng đề án và xin phép Bộ Công Thương thành lập Sở Giao dịch hàng hóa với mục tiêu chung đó là mang đến hiệu quả kép giúp doanh nghiệp và người nông dân có được công cụ bảo hiểm từ đó góp phần giảm thiểu các rủi ro về giá, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ra nước ngoài. Không những thế việc xây dựng Sở Giao dịch hàng hóa còn đóng góp vào tiến trình phát triển của đất nước, đưa kinh tế Việt Nam nhanh chóng hội nhập sâu vào thị trường hàng hóa toàn cầu. Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa được sử dụng trong quá trình các chủ thể thành lập Sở Giao dịch hàng hóa và có những vai trò cũng như ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Sở Giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của
2. Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
(Địa danh), ngày…tháng… năm…
GIẤY ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ Công Thương.
Tôi là (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa):……… Nam/Nữ:…………
Chức danh: ……….
Sinh ngày: …../……/…….Dân tộc:…… Quốc tịch: ……….
Số thẻ căn cước/số hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số: ……….
Ngày cấp: ……/……/……Cơ quan cấp: ……..
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ……….
Số giấy chứng thực cá nhân:…………
Ngày cấp: …/……/……. Cơ quan cấp: ………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……….
Chỗ ở hiện tại: ……….
Điện thoại:…….. Fax: …………..
Email:…… Website: …………
Đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa đề nghị Bộ Công Thương cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa với nội dung sau:
1. Tên Sở Giao dịch hàng hóa:
– Tên Sở Giao dịch hàng hóa viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):…….
– Tên Sở Giao dịch hàng hóa viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): …..
– Tên Sở Giao dịch hàng hóa viết tắt (nếu có): ………
2. Địa chỉ trụ sở chính: …………
Điện thoại:………. Fax: ……………..
Email:………. Website: …………
3. Hàng hóa giao dịch: …………….
4. Vốn điều lệ:
– Tổng số vốn điều lệ: ………..
hoặc
– Tổng cổ phần: ………..
và giá trị vốn cổ phần đã góp: ………..
– Mệnh giá cổ phần: …………..
– Số cổ phần, loại cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua: …………
– Số cổ phần, loại cổ phần dự kiến chào bán: …………
5. Tên, địa chỉ chi nhánh: ……..
6. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện:…….
7. Tên, địa chỉ nơi tổ chức giao dịch mua bán hàng hóa:………..
Tôi và các thành viên/cổ đông sáng lập cam kết và liên đới chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác, trung thực của nội dung Giấy đề nghị và hồ sơ kèm theo.
Hồ sơ gửi kèm:
(Liệt kê đầy đủ)
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ nội dung bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ghi rõ tên biên bản cụ thể là giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Thông tin người làm giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Thông tin về Sở Giao dịch hàng hóa.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Hồ sơ gửi kèm.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật của sở giao dịch hàng hoá.
4. Một số quy định về Sở Giao dịch hàng hóa:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa là đơn vị có quyền tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa và thực hiện các quy định và quy trình liên quan đến sản phẩm đầu tư. Về bản chất, Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập và hoạt động theo hình thức một doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan.
4.1. Điều kiện doanh nghiệp xin cấp phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa:
Điều kiện doanh nghiệp xin cấp phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm các nội dung sau đây:
– Vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng trở lên.
– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể như sau:
+ Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố.
+ Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố.
+ Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
+ Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm.
+ Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng (nếu có).
– Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp đó không được trái với các quy định của 51/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của
4.2. Thủ tục thành lập sở giao dịch hàng hóa:
Thành phần hồ sơ xin lập Sở giao dịch hàng hóa.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
– Một văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa (theo mẫu).
– Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Một bản giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh.
– Một bản Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa với các nội dung theo quy định tại Điều 14 Nghị định 51/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018.
– Một Biên bản thông qua Dự thảo Điều lệ do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.
Cơ quan thực hiện:
Vụ thị trường trong nước – Bộ công thương.
Thời hạn giải quyết:
Giải quyết trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phí thực hiện:
Phí: 200.000 đồng.
Kết quả thực hiện:
Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
Cách thức thực hiện:
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đến Bộ Công Thương.
Cách thức nộp hồ sơ bao gồm:
+ Nộp trực tiếp.
+ Nộp qua đường bưu điện.
+ Nộp qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra hồ sơ.
– Bước 3: Thẩm tra hồ sơ:
Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản nêu rõ lý do gửi Sở Giao dịch hàng hóa.
5. Chức năng và vai trò của Sở Giao dịch hàng hóa:
Sở giao dịch hàng hoá thực hiện các chức năng sau đây:
– Cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá.
– Điều hành các hoạt động giao dịch hàng hoá.
– Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Ngoài ra, Sở giao dịch hàng hóa còn có vai trò sau:
– Bình ổn giá cả hàng hóa. Hàng hóa tại sàn giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa luôn được định giá và bình ổn theo thị trường. Hàng hóa có chất lượng như nhau sẽ có giá như nhau, không phân biệt nhà sản xuất.
– Tạo lập thị trường. Giao dịch Hàng hóa đóng vai trò giúp kết nối những người có nhu cầu hàng hóa với nhau: từ nhà sản xuất, đơn bị chế biến, phân phối đến người tiêu dùng. Sự kết nối này tạo nên một thị trường năng động và giúp các nhà đầu tư giao dịch hàng hóa một cách thuận tiện.
– Thu thập và phổ biến thông tin thị trường. Sở Giao dịch Hàng hoá là nơi cung cấp các thông tin cần thiết và các dữ liệu thống kê có liên quan đến tình hình giao dịch hợp đồng tương lai của các loại hàng hóa, theo đó, người mua, người bán đều có thể đánh giá xu hướng giá cả và có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
– Phân loại hàng hóa. Mọi hàng hoá được giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa đều được phân loại theo các đặc điểm nhất định, vì vậy nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra đựa lựa chọn hàng hóa nào phù hợp nhu cầu và mục đích đầu tư của mình.