Phù hiệu xe” hay còn thường được gọi là tem xe là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người tham gia giao thông, trên thực tế đây là một loại giấy tờ được cấp bởi có quan có thẩm quyền cho các đối tượng có hoạt động kinh doanh vận tải.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu là gì?
Mẫu giấy đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị về việc cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cấp, cấp lại…
Mẫu giấy đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu là mẫu đơn được gửi tới sở giao thông vận tải để đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu.
2. Mẫu giấy đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu:
TÊN ĐƠN VỊ KDVT: …
——-
Số: …/…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP (CẤP LẠI) PHÙ HIỆU, BIỂN HIỆU
Kính gửi: … (Sở Giao thông vận tải) …
1. Tên đơn vị KDVT: …
2. Địa chỉ: …
3. Số điện thoại (Fax): …
4. Số Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô … ngày…tháng….năm…., nơi cấp …
Số lượng phù hiệu, biển hiệu nộp lại: …
Đề nghị được cấp: (1) …
Danh sách xe đề nghị cấp phù hiệu như sau:
TT | Biển kiểm soát | Sức chứa | Nhãn hiệu xe | Nước sản xuất | Năm sản xuất | Loại phù hiệu (Tuyến CĐ, HĐ, DL, taxi, xe tải…) | (*) Xe taxi (sử dụng đồng hồ hoặc sử dụng phần mềm) |
1 | |||||||
2 | |||||||
… |
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KDVT
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy đề nghị cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu:
(1) Ghi số lượng phù hiệu, biển hiệu đơn vị xin cấp.
(*) áp dụng trong trường hợp đơn vị đề nghị cấp phù hiệu xe taxi.
Ghi chú: Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải thực hiện kê khai các thông tin trên theo hướng dẫn trên hệ thống dịch vụ công.
4. Một số quy định về cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu và thủ tục cấp:
Nơi tiếp nhận hồ sơ và hoàn trả kết quả cấp, cấp lại phù hiệu, biển hiệu:
– Nơi tiếp nhận: Sở Giao thông vận tải.
– Địa chỉ: …
– Điện thoại: …
Thời gian tiếp nhận, hoàn trả kết quả:
Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).
Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Trường hợp phù hiệu bị hết hiệu lực, bị mất, bị hỏng thì được cấp lại. Đối với phù hiệu bị hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày.
Đơn vị có xe ô tô vận tải nội bộ gửi hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu xe nội bộ đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.
+ Địa chỉ: …
+ Bộ phận trực tiếp xử lý: Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
+ Điện thoại:…
Thời gian tiếp nhận hồ sơ, hoàn trả kết quả:
Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết)
b) Giải quyết TTHC:
Bộ phận nghiệp vụ của Sở tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung theo quy định.
– Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp lại phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp lại, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đúng hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận, Sở Giao thông vận tải nơi phương tiện mang biển số đăng ký phải có trách nhiệm xác nhận và gửi tới Sở Giao thông vận tải nơi đề nghị qua fax hoặc email, bản chính được gửi qua đường bưu điện. Trường hợp không xác nhận, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sau 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp lại phù hiệu cho đơn vị có xe nội bộ. Trường hợp từ chối không cấp lại, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối với xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không thực hiện đúng các quy định liên quan đến lắp đặt, cung cấp và truyền dẫn thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, chỉ được cấp lại phù hiệu sau khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định về thiết bị giám sát hành trình.
– Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp (hoặc gửi qua đường Bưu chính) đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Giao thông vận tải, hoặc nộp trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT – Hệ thống dịch vụ công trực tuyến
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24;
– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp), Giấy đăng ký xe ô tô, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
b) Số lượng hồ sơ: 01(một) bộ hồ sơ.
– Thời hạn giải quyết:
– Đối với phương tiện mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
– Đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính: 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định;
– Trường hợp từ chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
– Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải;
d) Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông vận tải nơi mang biển số đăng ký của phương tiện.
– Kết quả thực hiện TTHC:
Phù hiệu xe nội bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT; có giá trị 07 năm và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
– Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị đổi, cấp lại phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của
– Phí, lệ phí: Không có
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không có
Các quy định liên quan về phù hiệu, biển hiệu trên các loại phương tiện
Theo
Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải
…
3.Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Điều 11. Quy định đối với xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
…
4.Có phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này.
…
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT – Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Điều 26. Quy định đối với xe buýt
…
3. Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 của Thông tư này.
4. Niêm yết:
a) Niêm yết bên ngoài xe:
Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
Bên phải thành xe: số hiệu tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
b) Niêm yết bên trong xe: biển số xe, số hiệu tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại đường dây nóng của đơn vị vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách. Niêm yết ở vị trí lái xe dễ nhận biết khi điều khiển phương tiện khẩu hiệu: “Tính mạng con người là trên hết” theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 Thông tư này.
c) Niêm yết thông tin trên xe có thể bằng nhiều hình thức, khuyến khích các đơn vị vận tải thực hiện niêm yết bằng thiết bị điện tử.
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT – Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Điều 37. Quy định đối với xe taxi
…
3. Phù hiệu và hộp đèn của xe taxi
a) Có phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu phù hiệu “XE TAXI” quy định tại Phụ lục 20 của Thông tư này.
Phù hiệu riêng phải có tem chống giả và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 20. Địa phương tự in ấn, phát hành và thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước khi thực hiện.
b) Có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe, hộp đèn phải được bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách.
…
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT – Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Điều 44. Quy định đối với xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng
…
4. Có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 của Thông tư này.