Trọng tài viên là những người có vai trò quan trọng, vai trò quyết định trong quá trình trọng tài, phân xử tranh chấp dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Dưới đây là mẫu giấy danh sách trọng tài viên gửi đến Bộ tư pháp để công bố có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu Giấy danh sách trọng tài viên gửi Bộ tư pháp công bố:
Giấy danh sách trọng tài viên gửi bộ tư pháp công bố được thực hiện theo Mẫu 24/TP-TTTM-sđ ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BTP của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung 08 thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
TÊN TỔ CHỨC TRỌNG TÀI __________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _______________________ |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
DANH SÁCH TRỌNG TÀI VIÊN GỬI BỘ TƯ PHÁP CÔNG BỐ
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Tên tổ chức trọng tài (ghi bằng chữ in hoa): …
Tên viết tắt (nếu có): …
Địa chỉ trụ sở: …
Giấy phép thành lập số: …
Do Bộ Tư pháp cấp ngày …
Giấy đăng ký hoạt động số: …
Do Sở Tư pháp … cấp ngày …
Điện thoại: … Email: …
Website (nếu có): …
Chúng tôi trân trọng gửi Bộ Tư pháp danh sách trọng tài viên (mẫu danh sách trọng tài viên gửi kèm) để Bộ Tư pháp công bố theo quy định tại khoản 4 Điều 2
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và chính xác của nội dung danh sách nêu trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Sở Tư pháp … (để b/c); – Lưu … | Người đại diện theo pháp luật của Tổ chức trọng tài (Chữ ký/chữ ký số, họ tên; dấu/chữ ký số của tổ chức) |
2. Tiêu chuẩn của trọng tài viên được quy định như thế nào?
Trong hoạt động tư pháp, trọng tài viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng có thể trở thành trọng tài viên. Để trở thành trọng tài viên thì cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định về trọng tài viên. Theo đó, trọng tài viên là khái niệm để chỉ người được các bên lựa chọn hoặc cá nhân được trung tâm trọng tài/cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên. Theo đó, trọng tài viên cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn như sau:
-
Những người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trọng tài viên: Là những cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự, cá nhân có trình độ học vấn, có trình độ đại học, cá nhân đó đã trải qua giai đoạn thực tế công tác theo ngành trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên, trong trường hợp đặc biệt thì chuyên gia có trình độ chuyên môn cao hơn và có nhiều kinh nghiệm hiểu biết trong thực tiễn, tuy nhiên không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên (tức là không có trình độ đại học, và đã trải qua thực tế công tác theo ngành đã học trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên) thì cũng có thể được lựa chọn làm trọng tài viên;
-
Những người đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên theo các tiêu chuẩn nêu trên tuy nhiên thuộc một trong những trường hợp sau đây thì cũng sẽ không được trở thành trọng tài viên. Cụ thể bao gồm: Đó là những cá nhân đang giữ chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, công chức, chấp hành viên thuộc tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án; hoặc trong trường hợp đó là người được xác định là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự, hoặc các cá nhân đã chấp hành xong bản án của tòa án tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích;
-
Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm một số tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn nêu trên đối với các trọng tài viên trong tổ chức của mình.
Theo đó thì có thể nói, khi muốn trở thành trọng tài viên thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Cá nhân muốn trở thành trọng tài viên thì cá nhân đó trước hết cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, cá nhân cần phải đáp ứng trình độ học vấn ở bậc đại học, đã có thời gian thực tế công tác theo ngành đã học trong khoảng thời gian từ đủ 05 năm trở lên, tuy nhiên nếu không đáp ứng được điều kiện chuyên môn này nhưng họ được xác định là những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và đã có kinh nghiệm trên thực tế thì cũng có thể trở thành trọng tài viên.
Bên cạnh đó, một trong những điều kiện quan trọng để có thể trở thành trọng tài viên đó là không giữ một số chức danh bị cấm. Cá nhân muốn trở thành trọng tài viên thì đó không phải là thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chức làm việc và công tác trong tòa án nhân dân, trong viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và lực lượng cơ quan thi hành án, đồng thời không phải là bị can, bị cáo, người đang chấp hành bản án hình sự đã có hiệu lực của tòa án hoặc đã chấp hành xong bản án tuy nhiên chưa được xóa án tích theo quy định.
Đồng thời cần phải lưu ý, những tiêu chuẩn về trọng tài viên nêu trên cũng chỉ là những tiêu chuẩn tối thiểu do pháp luật trọng tài thương mại đưa ra hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng của các trọng tài viên trong quá trình bổ nhiệm và ứng cử, các trung tâm trọng tài hoàn toàn có thể đưa ra những tiêu chuẩn cao hơn đối với trọng tài viên công tác và làm việc trong tổ chức mình tùy thuộc vào ý chí mong muốn của từng Trung tâm trọng tài nhất định, chỉ cần đảm bảo các điều kiện đó không trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
3. Quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định về quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên. Theo đó, trọng tài viên có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
-
Chấp nhận giải quyết tranh chấp hoặc từ chối giải quyết tranh chấp;
-
Độc lập trong quá trình giải quyết tranh chấp;
-
Từ chối cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ án tranh chấp;
-
Được hưởng thù lao theo thỏa thuận;
-
Giữ bí mật nội dung tranh chấp mà trọng tài viên đang giải quyết, ngoại trừ trường hợp bắt buộc phải cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
-
Đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp được vô tư, khách quan, công bằng minh bạch, nhanh chóng và kịp thời.,
-
Tuân thủ đầy đủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trọng tài viên.
Tuy nhiên, để có thể được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì cần phải đáp ứng điều kiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định thêm về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bao gồm:
-
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài trong trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài để giải quyết mâu thuẫn. Thỏa thuận trọng tài của các bên có thể được lập trước khi tranh chấp xảy ra hoặc cũng có thể độc lập sau khi tranh chấp đã xảy ra;
-
Trong trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân đã qua đời hoặc cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, khi thỏa thuận trọng tài đó vẫn sẽ có hiệu lực đối với người thừa kế của cá nhân đã qua đời hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó trong trường hợp đó là pháp nhân, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
-
Trong trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài được xác định là tổ chức đã không còn hoạt động, bị phá sản/bị giải thể, thực hiện thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi loại hình tổ chức, thì thỏa thuận trọng tài bắt đầu vẫn sẽ có hiệu lực đối với các tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chuyển đổi hình thức, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
– Luật Trọng tài thương mại 2010.
THAM KHẢO THÊM: