Đề các cơ sở kinh doanh được cấp phép kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ thì các thương nhân cần viết giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ là gì?
Rượu cồn được sử dụng rất phổ biến trong thực tế. Ngày nay, hầu như tất cả các cở sở kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống đều có buôn bán sản phẩm này bởi nhu cầu của khách hàng và lợi nhuận kinh tế của nó mang lại là cao. Giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ được các cơ sở kinh doanh sử dụng để xin cấp phép kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và có vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Mẫu giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ là mẫu giấy đăng ký được lập ra để đăng ký về việc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin thương nhân, thông tin loại rượu,… Mẫu được ban hành theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần ký và ghi rõ họ tên của mình vào biên bản để biên bản có giá trị.
2. Mẫu giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………, ngày …. tháng …. năm …….
GIẤY ĐĂNG KÝ
Kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ
Kính gửi: Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng………
Tên thương nhân: ……
Địa chỉ:…. Điện thoại: ……
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số………..do……… cấp ngày………tháng………. năm ……
(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một hoặc các đề nghị dưới đây):
Đăng ký sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:
– Loại rượu: ……(1)…
– Quy mô sản xuất: ………(2)……
Đăng ký nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:
– Loại rượu: ..(1)…..
– Xuất xứ: ……(3): ……
Đăng ký bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:
– Loại rượu: ……(1)…..
– Địa chỉ bán rượu:……..(4)…
.(5)……. xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu(nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ:
(1): Ghi loại rượu đăng ký sản xuất/nhập khẩu/bán.
(2): Ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
(3): Thương nhân sản xuất, xuất khẩu.
(4): Địa chỉ bán rượu của thương nhân.
(5): Tên thương nhân.
4. Một số quy định của pháp luật về kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ:
Nhu cầu sử dụng rượu ngày một tăng lên, chính vì thể các tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu ngày càng nhiều để phục vụ nhu cầu của mọi người. Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó doanh nghiệp bán lẻ rượu phải tuân theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4.1. Nguyên tắc quản lý rượu:
Theo Điều 4 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
Thay vì quy định chung như trước đây, tại Nghị định này đã quy định rõ về nguyên tắc quản lý rượu, cụ thể như sau: Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mực đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 trở lên thì phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với UBND xã nơi đặt trụ sở sản xuất..
Vậy, về trường hợp Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 thì không bắt buộc phải có giấy phép hoặc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
4.2. Điều kiện bán và sản xuất rượu có cồn:
Theo Điều 31c Nghị định 17/2020/NĐ-CP được quy định như sau:
“Điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ:
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 31a của Nghị định này.
2. Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.”
Điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ có nội dung như sau:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.”
Như vậy, theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm:
Một là, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Hai là, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Ba là, đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Nghị định quy định cụ thể về điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Theo đó, để nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Đồng thời, rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế; Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Nghị định số 17/2020/NĐ-CP nêu rõ, điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Nghị định cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ. Theo đó, thương nhân được nhập khẩu, mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp; Đảm bảo thời hạn sử dụng của sản phẩm rượu theo công bố của cơ sở sản xuất; Thực hiện trách nhiệm theo quy định Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định khác của pháp luật. Không phải thực hiện dán tem rượu theo quy định.
4.3. Thủ tục bán lẻ rượu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ:
Bước 1: Thương nhân bán lẻ rượu tiêu có nồng độ cồn dưới 5,5 độ sẽ tiến hành thủ tục đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp nếu có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.
Bước 2: Tiến hành xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu tại Sở công thương:
– Doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép bán lẻ rượu nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Công thương tỉnh/thành phố hoặc Trung tâm hành chính công của tỉnh/thành phố.
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
+ Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
+ Bản sao văn bản giới thiệu hoặc
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép bán lẻ rượu theo mẫu.
– Trường hợp từ chối cấp phép, Sở Công thương phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối.
– Cách thức: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.
– Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Công thương.