Có nhiều cơ cở chăn nuôi theo các hình thức như trang trại hoặc hộ gia đình được đăng ký hoạt động, đáp ứng cho việc chăn nuôi thì thức ăn chăn nuôi cũng không thể thiếu mà còn là quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng của vật nuôi khi mang ra thị trường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu số 12.TACN: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu:
- 3 3. Hướng dẫn lập Mẫu số 12.TACN: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu:
- 4 4. Một số quy định pháp luật liên quan chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu là gì?
Chăn nuôi là ngành kinh tế – kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi. Theo đó, ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong việc cấu thành của hoạt động nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong chăn nuôi thì vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng cho vật nuôi là hai yếu tố quan trọng nhất được học tập và tích lũy kinh nghiệm thường xuyên.
Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Mẫu số 12.TACN: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu giấy cở sở nhập khẩu và xuất khẩu đăng ký với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đối với việc kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên các nội dung là thông tin của loại thức ăn nhập khẩu và xuất khẩu, đơn vị, nơi xuất nhập khẩu thức ăn.
Mẫu số 12.TACN: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu giấy được cơ sở xuất khẩu và nhập khẩu lập ra với mục đích để đăng ký về việc kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất nhập khẩu. Đây là mẫu giấy quan trọng bởi lẽ việc kiểm tra theo quy định là phải được đăng ký trước và việc kiểm tra đảm chất lượng thức ăn phù hợp tiêu chuẩn mới có thể đưa vào sử dụng.
2. Mẫu số 12.TACN: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu:
Mẫu số 12.TACN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Số: ………(Dành cho cơ quan đánh giá ghi)
Kính gửi: ……
1. Bên bán hàng: (hãng, nước)
2. Địa chỉ, điện thoại, số fax:
3. Nơi xuất hàng:
4. Bên mua hàng:
5. Địa chỉ, điện thoại, fax:
6. Nơi nhận hàng:
7. Thời gian nhập khẩu dự kiến:
MÔ TẢ HÀNG HÓA
8. Tên hàng hóa: Nhóm thức ăn chăn nuôi1:
9. Số lượng, khối lượng:
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
11. Cơ sở sản xuất (hãng, nước sản xuất):
12. Địa điểm tập kết hàng:
13. Ngày đăng ký lấy mẫu đánh giá:
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu đánh giá:
15. Thông tin người liên hệ:
16.
17. Hóa đơn mua bán: Số………….. Ngày……
18. Phiếu đóng gói: Số………..…. Ngày……
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA
19. Yêu cầu đánh giá chỉ tiêu2:
Biện pháp kiểm tra3:
20. Thời gian đánh giá:
21. Đơn vị thực hiện đánh giá:
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan đánh giá để được đánh giá chất lượng theo quy định.
1 Ghi tên loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: Thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, nguyên liệu đơn, thức ăn dạng hỗn hợp, loại khác; trường hợp thức ăn truyền thống phải kèm bản mô tả chi tiết sản phẩm nhập khẩu (gồm: tên thương mại, bản chất sản phẩm).
2 Tối thiểu 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
3 Ghi “miễn kiểm tra” nếu lô hàng áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn hoặc “kiểm tra theo điểm a khoản 2 Điều 18 của Nghị định này” hoặc “kiểm tra theo điểm b khoản 2 Điều 18 của Nghị định này”.
……..ngày …….tháng …..năm…….
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký tên, đóng dấu)
…….ngày …….tháng …..năm…….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 12.TACN: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu giấy: Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu
– Nội dung đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu
– Ký xác nhận
4. Một số quy định pháp luật liên quan chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu:
Theo quy định của pháp luật để thức ăn chăn nuôi được lưu hành trên thị trường Việt Nam phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trên thị trường nông nghiệp Việt Nam là rất cao, để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu như sau:
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Cục Chăn nuôi: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật.
+ Cục Thú y: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc động vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật.
+ Cục Bảo vệ thực vật: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc thực vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật.
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu.
Cách thức thực hiện: Qua môi trường mạng.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
– Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sử dụng theo Mẫu số 12.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết
– Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống.
– Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Thành phần hồ sơ bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 01 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức.
– Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Cục Chăn nuôi: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu không thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật hoặc kiểm dịch thực vật.
– Cục Thú y: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc động vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch động vật.
– Cục Bảo vệ thực vật: Tiếp nhận nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có nguồn gốc thực vật và thuộc đối tượng phải kiểm dịch thực vật.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra.
Thời hạn hiệu lực của Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không.
Phí, lệ phí (nếu có): Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
Mẫu Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Mẫu số 12.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Chăn nuôi số
– Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Như vậy, nông nghiệp Việt Nam phát triển rất tốt về lĩnh vực chăn nuôi kem theo đó là việc xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là không thể thiếu. Đối với thức ăn chăn nuôi là vấn đề quan trọng nên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu theo thủ tục mà chúng tôi đã trình bày trên.